Mục tiêu của bài viết này là để bạn có góc nhìn đa chiều về ngành kỹ thuật máy tính,
Những cái được và những cái giá phải trả để theo được ngành kỹ thuật máy tính.
Bên cạnh đó bài viết cũng cung cấp thêm cho bạn những kiến thức căn bản nhất để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào sẽ có những gì
và gợi mở cho các bạn lựa chọn phù hợp và khôn ngoan nhất.

Kết thúc bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho bản thân mình:
- Hiểu ngành kỹ thuật máy tính là gì trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
- Những cái được và những cái mất của ngành kỹ thuật máy tính
- Những kiến thức khái quát về ngành để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào
- Xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài với ngành kỹ thuật máy tính hay không
Ngành Kỹ Thuật Máy Tính Là Gì ?
Kỹ thuật máy tính là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó.
Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện-điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.

Liệu Bạn Có Thật Sự Đam Mê Với Ngành Kỹ Thuật Máy Tính Không ?
Có thể bạn đang quan tâm và có hứng thú với ngành kỹ thuật máy tính.
Tuy nhiên, ngành kỹ thuật máy tính có thật sự là đam mê của bạn để theo lâu dài.
Hãy xem video này để hiểu đam mê thật sự là gì và cách để đi tìm được đam mê.
Những Thứ Cơ Bản Về Ngành Kỹ Thuật Máy Tính
– Kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật máy tính nói riêng.
– Cần có kỹ năng phân tích – thiết kế – xây dựng hệ thống phần cứng lẫn phần mềm trong các lĩnh vực:
- Công nghệ thiết kế chip
- Công nghệ Robot
- Hệ thống nhúng
- Hệ thống điện – điện tử
- Hệ thống điều khiển tự động
– Cung cấp các kỹ năng lập trình trên máy tính, Smartphone, tablet, các hệ thống nhúng sử dụng các ngôn ngữ như: Assembly, C, C++, System C, Java, C#, Verilog/VHDL.
– Năng lực tham mưu – tư vấn với tư cách là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khả năng làm việc nhóm hay độc lập nghiên cứu để học lên các trình độ cao hơn
Học Ngành Kỹ Thuật Máy Tính Ở Đâu ?
Bạn không biết để giỏi trong ngành kỹ thuật máy tính thì nên học ở đâu? Học trường đại học hay học ở trường cao đẳng,…
Bạn hãy xem video này:
Bạn có thể tham khảo thêm video này:
Tố Chất và Kỹ Năng Cần Có
Để có thể theo học cũng như phát triển trong ngành Kỹ thuật máy tính, bạn cần có một số tố chất dưới đây:
- Có đam mê với công nghệ – phần mềm, đặc biệt là máy tính
- Trí thông minh và khả năng sáng tạo
- Tư duy logic
- Tính chính xác và thận trọng trong công việc
- Ham học hỏi và trau dồi kiến thức
- Có khả năng chịu áp lực công việc
- Khả năng ngoại ngữ tốt
Làm Sao Để Xây Dựng Con Đường Sự Nghiệp Trong Ngành
Kỹ thuật máy tính thuộc top những ngành có nhu cầu nhân lực và mức lương cao nhất Việt Nam. Sau khi đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn, bạn có thể ứng tuyển vào những vị trí sau:
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi điều khiển trong các hệ nhúng như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot tự động…
- Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như Android, Tizen, Linux, Windows Phone, RTOS…
- Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính: Thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, cứu hộ dữ liệu máy tính, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và tối ưu hệ thống máy tính.
Sau đây là một số những doanh nghiệp sáng giá trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính mà các bạn có thể lựa chọn làm việc:
- Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng cho các tập đoàn viễn thông: Samsung, FPT, Nokia, Viettel, Mobile Phone, Vina Phone…
- Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính trong các đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Toshiba, Panasonic…
- Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ như Intel, Dolphin tại Việt Nam
- Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính, các hệ thống dùng vi điều khiển và PLC tại các nhà máy xí nghiệp có sử dụng các dây truyền tự động hóa, điều khiển tự động.
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật máy tính.
Cách Chọn Ngành Nghề Chuẩn
3 tiêu chí để giúp bạn chọn ngành nghề chuẩn:
Nếu sau khi đọc xong bài viết, bạn vẫn còn nhiều băn khoăn và chưa chắc chắn mình có phù hợp với ngành kỹ thuật máy tính hay không, hãy tìm hiểu về công nghệ Sinh trắc vân tay CAD
CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển
Nguồn tham khảo:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_thu%E1%BA%ADt_m%C3%A1y_t%C3%ADnh