Mục tiêu của bài viết này là để bạn có góc nhìn đa chiều về ngành quan hệ công chúng,
Những cái được và những cái giá phải trả để theo được ngành quan hệ công chúng.
Bên cạnh đó bài viết cũng cung cấp thêm cho bạn những kiến thức căn bản nhất để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào sẽ có những gì
và gợi mở cho các bạn lựa chọn phù hợp và khôn ngoan nhất.

Kết thúc bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho bản thân mình:
- Hiểu ngành quan hệ công chúng là gì trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
- Những cái được và những cái mất của ngành quan hệ công chúng
- Những kiến thức khái quát về ngành để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào
- Xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài với ngành quan hệ công chúng hay không
Ngành Quan Hệ Công Chúng Là Gì ?
Theo Viện PR Thế giới (IPRA) đã định nghĩa: “PR là những nỗ lực bền bỉ được thiết lập có kế hoạch nhằm đạt được và duy trì mối quan hệ tốt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng.”
Nói một cách đơn giản ngành quan hệ công chúng ( Public Relations – PR) là quá trình xây dựng những chiến lược mang lại lợi ích cho cả bên thực hiện và các bên có liên quan với mục đích khẳng định, định hình tên tuổi, thương hiệu sản phẩm và toàn bộ hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.
Nhưng nếu định nghĩa quan hệ công chúng dưới góc độ sản phẩm bạn có thể hiểu đây là công cụ phục vụ, hỗ trợ Marketing và hoàn toàn khác biệt so với hình thức quảng cáo hay quảng bá có trả phí (Paid Promotion).

Bạn Nên Chọn Ngành Quan Hệ Công Chúng
1. Cơ hội việc làm lớn
PR là một lĩnh vực đầy tiềm năng cho bạn phát triển sự nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay. Nhu cầu nhân lực trong ngành này rất lớn và sẽ còn tiếp tục mở rộng.
PR đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức từ các ngành khác nhau như quản trị kinh doanh, marketing, tâm lý học, xã hội học, báo chí… nên bạn có thể đến với PR từ nhiều lĩnh vực học khác nhau mà không nhất thiết phải có ngay một tấm bằng về PR.

Đặc biệt, với PR nội bộ, nhiều cơ quan yêu cầu người làm có những kiến thức chuyên sâu của nhân viên PR về lĩnh vực mà mình hoạt động. Chẳng hạn nếu bạn tốt nghiệp ngành dược, đó sẽ là một điều kiện thuận lợi khi bạn xin vào bộ phận PR của một công ty dược phẩm. Nếu bạn làm PR cho một công ty tin học, đương nhiên bạn cần có vốn hiểu biết tương đối về Công nghệ thông tin rồi.
2. Một nghề rất mới và bạn sẽ là một trong những người đi tiên phong

PR còn thực sự mới mẻ và chưa hẳn được nhiều người biết tới tại Việt Nam. Những viên gạch nền móng đầu tiên của PR đang được những người còn rất trẻ tuổi gây dựng tại nước ta.
Nếu bạn quan tâm đến PR, bạn luôn có cơ hội tham gia cùng với họ, trong khát vọng đưa Việt Nam bắt nhịp với dòng chảy sôi động của PR thế giới.
3. Một nghề đầy năng động và sáng tạo
Sáng tạo luôn được nhắc đến như yếu tố quan trọng trong những phẩm chất hàng đầu của một nhân viên PR.
Đây là nghề của những ý tưởng, kế hoạch và chương trình hành động. Nếu bạn là người giàu óc sáng tạo, bạn sẽ thích thử sức với PR.

4. Một nghề giao thiệp rộng rãi và phong phú
Nếu bạn là người thích giao thiệp rộng rãi, rất có thể bạn sẽ hợp với công việc của nhân viên PR, bởi vì xây dựng, củng cố quan hệ tốt đẹp, hữu nghị là một phần trong chức năng của bạn. PR luôn hướng tới thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội rộng rãi và cùng có lợi.
Nghề nghiệp này cho bạn nhiều cơ hội tiếp xúc với những nhóm người khác nhau trong xã hội từ những vị lãnh đạo đến chủ một cửa hàng nhỏ…

Bản thân những quan hệ này cũng luôn được “làm mới” bởi nỗ lực của chính bạn.
5. Một nghề có nhiều cơ hội khẳng định mình
Bạn luôn có khát vọng làm được một điều gì đó đáng kể? PR sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Chúng ta hãy nhớ lại những kì tích mà E.Bernays và những chuyên gia PR khác đã lập nên. PR gắn chặt với bộ phận lãnh đạo, nên là một chuyên gia PR giỏi giang, luôn có khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo, quản trị tốt các tình huống khủng hoảng, bạn sẽ luôn ở trong “top” dẫn đầu.

Liệu Bạn Có Thật Sự Đam Mê Với Ngành Quan Hệ Công Chúng Không?
Có thể bạn đang quan tâm và có hứng thú với ngành quan hệ công chúng.
Tuy nhiên, ngành quan hệ công chúng có thật sự là đam mê của bạn để theo lâu dài.
Hãy xem video này để hiểu đam mê thật sự là gì và cách để đi tìm được đam mê.
Những Lý Do Khiến Bạn Không Nên Chọn Ngành Quan Hệ Công Chúng
1. Vượt qua sức ép về sự minh bạch
Minh bạch thông tin vô cùng quan trọng ngay cả khi những điều sai trái xảy ra, đó là thách thức cho người làm PR.
Không chỉ là vấn đề cung cấp nhiều thông tin mà còn làm sao để tiếp cận chúng dễ dàng.
Nhằm đảm bảo sự minh bạch, các doanh nghiệp cần công khai hoá dữ liệu, chứng từ và các chiến lược có hệ thống phù hợp với chính sách quản lý và lập trường của mình ngay cả khi khủng hoảng xảy ra.
2. Đề cao tính trách nhiệm
Khách hàng sẽ chỉ quan tâm đến kết quả của những sản phẩm truyền thông đã được đăng tải thay vì ngồi nghe bạn trình bày mà không có kết quả. Người làm PR cần lưu ý những yêu cầu ngày càng tăng về tính trách nhiệm và quá trình phát triển nhằm đem lại kết quả thực tế cho khách hàng.
3. Giữ niềm tin vào truyền thông
Theo nghiên cứu của Edelman Trust Barometer, mức độ tin cậy đang ngày một suy giảm đối với các phương tiện truyền thông. Khi mà sự tin tưởng đang rất mong manh, hiểu được những gì mà công chúng đang tìm kiếm khi thể hiện tiếng nói của mình là rất quan trọng cho những người làm trong lĩnh vực PR.

4. Thể hiện vai trò trong việc truyền tải nội dung
Để truyền tải những nội dung có giá trị đích thực tới công chúng, hãy bắt đầu bằng việc tìm cách giúp đỡ khách hàng của mình tận dụng triệt để các nội dung trên truyền thông. Ví dụ như một kế hoạch phân phối nội dung và sự theo dõi tiến độ thực hiện sẽ giúp nội dung có thể tiếp cận được đến nhiều đối tượng phù hợp hơn.
5. Kiểm soát thông điệp
Ngày nay, PR đã có thể kiểm soát thông điệp, định hình cách tiếp nhận của công chúng cũng như gây dựng uy tín thông qua những quảng cáo tính phí, những tuyên bố và các thông cáo báo chí đúng thời điểm. Tuy nhiên, với những người được biết đến là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, thách thức chính là làm sao để khiến họ trở thành những đại sứ của công ty. Để làm được điều này cần tạo nên những thông điệp truyền thông gắn liền với giá trị, phương thức hoạt động và văn hoá của công ty.
6. Lưu ý những thông điệp trên mạng xã hội
Để đảm bảo rằng những thông điệp PR không bị từ chối hay phớt lờ, bạn cần sáng tạo thông điệp PR phù hợp với phong cách của người dùng mạng xã hội.
7. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Nhóm đối tượng nào phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp bạn? Bạn có thể tìm kiếm khách hàng mục tiêu ở đâu? Nội dung họ quan tâm hàng đầu? Kênh nào phù hợp với thể loại nội dung như vậy? Bằng việc đặt ra những câu hỏi có tính tư duy trước khi lựa chọn một khuôn mẫu, bạn có thể lựa chọn thông điệp và một kênh phù hợp để thúc đẩy kết quả cho những nỗ lực của mình.
Kiến Thức Cơ Bản Trong Ngành Quan Hệ Công Chúng
Khi theo học ngành quan hệ công chúng bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về:
- Xây dựng chiến dịch quan hệ công chúng
- Tổ chức sự kiện
- Kỹ năng viết và biên tập tin
- Phát triển các chương trình liên quan
- Nghệ thuật giao tiếp trước đám đông
- Đàm phán và quản trị xung đột
- Chính trị học đại cương
- Cung cấp cái nhìn tổng thể về toàn cảnh cấu trúc xã hội và các mối quan hệ trong đời sống xã hội.

Bên cạnh đó tiếp tục được đào tạo những kiến thức chung về khoa học, xã hội, kinh tế, ngoại ngữ, xã hội học bổ trợ. Đồng thời trang bị thêm cho sinh viên một số kỹ năng bắt buộc như:
- Quản trị thông tin
- Truyền hình kỹ thuật quản trị web
- Quản trị và phát triển thương hiệu Truyền thông đa phương tiện
- Hoạch định chiến lược và lập kế hoạch PR
- Kỹ thuật phát thanh và truyền hình
Học Ngành Quan Hệ Công Chúng Ở Đâu Tốt?
Bạn không biết để giỏi trong ngành quan hệ công chúng thì nên học ở đâu? Học trường đại học hay học ở trường cao đẳng,…
Bạn hãy xem video này:
Bạn có thể tham khảo thêm video này:
Tố Chất Và Kỹ Năng Cần Có
Mỗi ngành nghề đều yêu cầu bạn có những kỹ năng và tố chất phù hợp thì mới gắn bó lâu dài được. Dựa trên tố chất có sẵn bạn sẽ biết được mình có thật sự phù hợp với ngành quan hệ công chúng hay không. Sau đây là những tố chất bạn cần có:
- Có đam mê và yêu thích ngành quan hệ công chúng
- Thích giao tiếp và có khả năng giao tiếp cao
- Năng động, tinh tế
- Có khả năng thuyết trình và đàm phán trước đám đông
- Có tính sáng tạo cùng tư duy nhạy bén
- Kỹ năng phân tích dữ liệu và tổng hợp ở mức khá, tốt
- Biết lập kế hoạch và lên mục tiêu cho mỗi chiến dịch
- Chịu được áp lực cao trong công việc
- Khả năng xử lý vấn đề bao quát và nhanh chóng
- Có trình độ ngoại ngữ và tin học ở mức khá
- Tự giác tìm kiếm, học hỏi và xu tầm kiến thức mới, xu hướng mới
Làm Sao Để Xây Dựng Con Đường Sự Nghiệp Trong Ngành
Bạn có thể ứng tuyển vào nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tại những vị trí sau:
- Chuyên viên truyền thông
- Chuyên viên Marketing
- Chuyên gia quan hệ báo chí
- Quản lý quan hệ khách hàng
- Quản lý quan hệ đối tác
- Chuyên gia xử lý khủng hoảng
- Chuyên viên phát triển
- Chuyên gia trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp văn hóa
- Cố vấn hình ảnh doanh nghiệp
- Chuyên viên phân tích và quản lý mảng quan hệ công chúng
- Phóng viên, cộng tác viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình
- Nghiên cứu viên hoặc giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng
- Quản lý nhân sự, điều phối viên, đại diện thương mại trong ngành công nghệ giải trí
- Làm các dự án, sự kiện tự do.
- …
Cách Chọn Ngành Nghề Chuẩn
3 tiêu chí để giúp bạn chọn ngành nghề chuẩn:
Nếu sau khi đọc xong bài viết, bạn vẫn còn nhiều băn khoăn và chưa chắc chắn mình có phù hợp với ngành quan hệ công chúng hay không, hãy tìm hiểu về công nghệ Sinh trắc vân tay CAD
CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển
Nguồn tham khảo:
- https://moavietnam.com.vn/blog/quan-he-cong-chung/
- https://sites.google.com/site/huongdannn/home/nhom-khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/4-pr-quan-he-cong-chung
- https://caodang.fpt.edu.vn/chuong-trinh/kinh-nghiem-hoc-tap/nhung-thu-thach-nguoi-lam-pr-co-the-doi-mat-trong-nam-2019.html