Mục tiêu của bài viết này là để bạn có góc nhìn đa chiều về ngành cơ điện tử,
Những cái được và những cái giá phải trả để theo được ngành cơ điện tử.
Bên cạnh đó bài viết cũng cung cấp thêm cho bạn những kiến thức căn bản nhất để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào sẽ có những gì
và gợi mở cho các bạn lựa chọn phù hợp và khôn ngoan nhất.

Kết thúc bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho bản thân mình:
- Hiểu ngành cơ điện tử là gì trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
- Những cái được và những cái mất của ngành cơ điện tử
- Những kiến thức khái quát về ngành để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào
- Xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài với ngành cơ điện tử hay không
Ngành Cơ Điện Tử Là Gì ?
Ngành cơ điện tử hay ngành kỹ thuật cơ điện tử là một nhánh kỹ thuật liên ngành chú trọng vào các ngành kỹ thuật điện tử và kỹ thuật cơ khí, cũng như nghiên cứu các lĩnh vực robot học, điện tử học, kỹ thuật máy tính, viễn thông, kỹ thuật hệ thống, kỹ thuật điều khiển,…
Mục tiêu của ngành kỹ thuật cơ khí nhằm tạo ra giải pháp thiết kế nhằm hợp nhất các phân ngành lại với nhau.

Lý Do Bạn Nên Chọn Ngành Cơ Điện Tử
Cơ hội phát triển việc làm đa dạng ở hiện tại và tương lai
Ý nghĩa kinh tế – chính trị – xã hội:
Kỹ thuật cơ điện tử đã và đang góp phần phát triển, nâng cấp dần các hệ thống sản xuất theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động lên mức tối đa, tạo nên lợi thế cạnh tranh cao cho các sản phẩm được chế tạo và sản xuất trong nước. Kỹ thuật cơ điện tử góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Sự phát triển của lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay
Kỹ thuật cơ điện tử được xác định và mang sứ mệnh là một ngành mũi nhọn trong quá trình phát triển khoa học – công nghệ của Việt nam không chỉ hiện tại mà trong cả tương lai.
Chính vì vậy, kỹ thuật cơ điện tử ngày càng được mở rộng về cả quy mô và tầm ảnh hưởng. Và trong thời gian ngắn sắp tới thì cơ điện tử sẽ thu được nhiều thành quả hơn nữa về nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm.

Hướng phát triển trong thời gian tới:
Xu thế phát triển mới của kỹ thuật cơ điện tử trên thế giới là tích hợp ngày càng nhiều công nghệ cao càng tốt, sản phẩm ngày càng “thông minh” hơn, tiện dụng hơn và kích thước ngày càng nhỏ hơn.
Công nghệ micro/nano thu nhỏ được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều làm cho kích thước các thiết bị máy móc giảm xuống kích thước của phân tử trong các sản phẩm công nghệ tương lai.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo cho các sản phẩm cơ điện tử.

Cơ hội nghề nghiệp và Vị trí lao động
Do nền kỹ thuật cơ điện tử đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ, và khả năng ứng dụng của cơ điện tử vào công nghiệp sản xuất cũng như đời sống hàng ngày là rất rộng, vì vậy người thuộc chuyên môn cơ điện tử có rất nhiều cơ hội về nghề nghiệp.
Người kỹ sư cơ điện tử có thể đảm nhận được việc thiết kế xây dựng các sản phẩm kỹ thuật cơ điện tử với các vị trí công việc liên quan như:
- Thiết kế cơ khí
- Thiết kế động cơ
- Thiết kế điện tử
- Thiết kế phần mềm
- Thiết kế bộ điều khiển trung tâm
- Xây dựng hệ thống chương trình hoạt động thông minh
- …

Kỹ sư cơ điện tử có kỹ năng và kiến thức hoàn thiện để có thể thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất tạo ra các sản phẩm tự động thông minh tiên tiến. Ví dụ như: các robot thông minh, điện thoại thông minh, máy giặt thông minh, xe hơi thông minh.
Kỹ sư cơ điện tử tham gia vào việc xây dựng các thuật toán, các lệnh lập trình trong các nhà máy sản xuất, các thuật toán này sẽ được chuyển thành các lệnh lập trình qua các ngôn ngữ sử dụng. Ví dụ như PLC, vi điều khiển…
Xác định, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị kỹ thuật phù hợp trong hệ thống sản xuất tự động.
Ngoài những công việc về chuyên môn như trên, người kỹ sư kỹ thuật cơ điện tử còn có thể thích ứng vào với công việc của các lĩnh vực bao gồm:
- Cơ khí
- Điện tử
- Công nghệ phần mềm
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ cao
- …
Chẳng hạn như:
- điều hành, giám sát và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất
- xây dựng các quy trình sản xuất sản phẩm, kiểm tra
- vận hành và điều hành hoạt động của các thiết bị công nghệ tự động chất lượng cao
- …
Điều kiện làm việc chuyên nghiệp và có mức thu nhập “đáng mơ ước”
Theo số liệu của US News, tại Mỹ, nghề kỹ sư Cơ Điện đứng ở vị trí thứ 8 trong 10 ngành có mức lương khởi điểm cao, với mức thu nhập trung bình hàng năm là 54.400 USD (tương đương 1,15 tỷ VND/ năm)
Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay đang rất thiếu nhân lực các ngành về cơ khí – kỹ thuật như:
- Điện tử viễn thông
- Cơ Điện tử
- Chế tạo máy
- …
Tuy vậy, nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này hiện chỉ đạt mức 54,87%. Vì vậy, cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học những nhóm ngành nói trên là rất cao.

Cơ hội phát triển tư duy
Là một ngành học mang đậm tính kỹ thuật đòi hỏi bạn phải luôn vận động, đào sâu suy nghĩ, luôn phải tìm tòi học hỏi, sáng tạo vì vậy sẽ tạo ra cho bạn một tư duy tốt, một thế giới quan khoa học, luôn nhìn nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội hết sức khoa học.

Liệu Bạn Có Thật Sự Đam Mê Với Ngành Cơ Điện Tử Không ?
Có thể bạn đang quan tâm và có hứng thú với ngành cơ điện tử.
Tuy nhiên, ngành cơ điện tử có thật sự là đam mê của bạn để theo lâu dài.
Hãy xem video này để hiểu đam mê thật sự là gì và cách để đi tìm được đam mê.
Lý Do Không Nên Chọn Ngành Cơ Điện Tử
Về môi trường làm việc
Nhân viên kỹ thuật điện thường phải làm việc ở ngoài trời, môi trường làm việc khá khắc nghiệt, nhất là vào mùa hè thì sự vất vả của họ càng cao hơn.

Về thời gian làm việc
Ngành kỹ thuật điện không có một quy tắc chung nào về thời gian làm việc. Vì khi gặp bất cứ trục trặc nào về điện, ngay cả khi ngày lễ tết, ngày nghỉ, đêm khuya thì nhân viên kỹ thuật điện đều phải làm việc để đảm bảo cuộc sống cho mọi người.

Thách thức đối với quá trình đào tạo nguồn nhân lực cơ điện tử
Quan điểm về kỹ sư cơ điện tử ở các nhà máy cũng khác với quan điểm về kỹ sư cơ điện tử ở các viện nghiên cứu, trường đại học. Một số cho rằng các kỹ sư cơ điện tử là các nhà kiến trúc sư công nghệ hơn là các chuyên gia, số khác lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiếp cận hệ thống hơn là đi sâu vào các công nghệ.
Một vấn đề thách thức nữa là sự phát triển của cơ điện tử đòi hỏi sự cập nhật thông tin của nhỉều ngành công nghệ, trong đó có công nghệ vi điện tử và công nghệ thông tin có tốc độ phát triển quá nhanh. Điều này không phải là dễ dàng đối với các nước nghèo như Việt Nam.
Một thách thức không nhỏ là vấn đề thực hành trong đào tạo cơ điện tử. Vì cơ điện tử là lĩnh vực có tính ứng dụng cao và đòi hỏi kỹ năng thực hành của nhiều công nghệ cao nhất là công nghệ điều khiển thời gian thực, các hệ nhúng. Đầu tư cho các phòng thí nghiệm cơ điện tử đòi hỏi không ít kinh phí và trí tuệ.

Thách thức đối với nghiên cứu khoa học
Cơ điện tử một mật là công nghệ tạo nên sản phẩm mới, mặt khác lại là một lĩnh vực khoa học hóc búa, cần nhiều nghiên cứu tập trung vào các tác động tương hỗ giữa các lĩnh vực công nghệ khi chúng được tích hợp với nhau một cách hữu cơ.
Chúng ta còn biết quá ít về các ảnh hưởng về tác động qua lại này mà đây lại là bản chất của cơ điện tử. Đây lại là một thách thức lớn cho nghiên cứu vì phải đối mặt với những vấn đề của hệ thống lớn.

Thách thức trong thiết kế các sản phẩm cơ điện tử
Việc thiết kế theo hệ thống lớn là một thách thức đối với cơ điện tử.
Việc thiết kế các sản phẩm cơ điện tử theo phương pháp liên kết các hệ thống nhỏ đi từ dưới lên như hiện nay sẽ dần dần không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá thành, thời gian.
Điều này đòi hỏi các chương trình thiết kế CAD cho các sản phẩm cơ điện tử phải được mở rộng ra nhiều lĩnh vực ( CAD cho cơ + CAD cho điện tử + CAD cho điều khiển…) và xử lý được độ phức tạp cho chương trình thiết kế tổng hợp, khả năng mô hình hoá và mô phỏng hệ thống lớn.
Mặt khác các chương trình thiết kế này còn phải đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các ứng dụng của cơ điện tử.

Thách thức đối với sự tin cậy của sản phẩm
Việc tích hợp nhiều công nghệ và chức năng của một sản phẩm đương nhiên sẽ làm giảm độ tin cậy của sản phẩm do độ phức tạp của hệ thống tăng.
Ta lấy ví dụ về ô tô, yêu cầu của ô tô là phải hoạt động ổn định và tin cậy. Việc đưa vào hàng trăm hệ vi điều khiển được kết nối thành mạng trong một ô tô liệu có làm hoạt động của ô tô thông minh kém tin cậy hơn so với ô tô cơ khí truyền thống hay không?

Về lý thuyết của độ phức tạp cao, một sai sót trong một chíp có thể dẫn đến việc ngưng hoạt động của toàn hệ thống nếu không được thiết kế tốt.
Một thực tế là vấn đề độ tin cậy của sản phẩm cơ điện tử lại là một vần đề ít được mổ xẻ và thực hành tại các cơ sở sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cơ điện tử trong tương lai.
Thách thức đối với sản xuất.
Sản xuất các sản phẩm cơ điện tử đòi hỏi những năng lực thiết kế và chế tạo kể cả các điều kiện lắp ráp mà đôi khi không có trong cơ sở sản xuất.
Đối với những cơ sở vừa và nhỏ việc có đủ các điều kiện này không phải là dễ dàng.
Mức độ hợp tác giữa các chuyên gia cơ điện tử, tự động hoá đòi hỏi có sự gắn kết cao. Cách làm việc chuyển dịch từ các chuyên gia độc lập sang làm việc theo nhóm chuyên gia phối hợp đa ngành.
Điều này cũng không phải là dễ vì phải thay đổi nếp làm việc đã hình thành từ lâu.
Ngay cả khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng đòi hỏi nhiều trong thiết bị hơn để có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm ở từng công nghệ khác nhau.

Những Thứ Cơ Bản Về Ngành Cơ Điện Tử
Ứng dụng
- Tự động hóa, và trong lãnh vực của kỹ thuật rôbôt
- Cơ khí hệ thống trợ động
- Các hệ điều khiển và cảm ứng
- Kỹ thuật ô tô, trong thiết kế của các hệ thống con như các hệ thống phanh chống khóa
- Kỹ thuật máy tính, trong thiết kế của các cơ chế như các điều khiển máy tính
Kiến thức cơ bản
- Kiến thức tổng quát và các kỹ năng làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật
- Kiến thức cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống
- Kiến thức căn bản về các loại vật liệu cơ khí, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và chi tiết máy
- Kiến thức căn bản về linh kiện điện tử và mạch điện tử
- Kiến thức cơ bản về lập trình và phương pháp lập trình
- Kiến thức nâng cao về mạch điện tử và ứng dụng trong một số lĩnh vực
- Kiến thức chuyên sâu về lập trình và giao tiếp thiết bị
- Kiến thức về khảo sát và phân tích động lực học của hệ thống
- Kiến thức về các loại thiết bị đo lường và cơ cấu chấp hành cơ điện tử
- Kiến thức chuyên sâu về thiết kế các bộ điều khiển kinh điển và hiện đại
Học Ngành Cơ Điện Tử Ở Đâu ?
Bạn không biết để giỏi trong ngành cơ điện tử thì nên học ở đâu? Học trường đại học hay học ở trường cao đẳng,…
Bạn hãy xem video này:
Bạn có thể tham khảo thêm video này:
Tố Chất và Kỹ Năng Cần Có

Học chuyên sâu các môn Vật lý, toán học / Học khá toán học, vật lý
Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính.
Chính vì vậy, bạn cần phải giỏi về logic.
Toán học và Vật lý là nền tảng quan trọng để bạn có thể nắm bắt được tính quy luật xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp.
Coi trọng sự chính xác, luôn cẩn thận / Cẩn thận, tỉ mỉ, thích mày mò, coi trọng sự chính xác
Làm việc trong ngành Kỹ thuật Cơ điện tử thường xuyên phải mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ.
Chính vì vậy, người làm Cơ điện tử rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó và chính xác đến từng chi tiết.
Tư duy logic tốt / Có tư duy logic, tư duy sáng tạo, yêu thích máy móc và đam mê công nghệ
Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời.
Do đó, ngành Kỹ thuật cơ điện tử cần bạn phải có sự yêu thích và đam mê công nghệ để liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ vào việc phát triển các sản phẩm mới.
Có tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm tốt /Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm
Cơ điện tử là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người.
Bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, bên cạnh việc thực hiện tốt phần việc của mình còn phải hợp tác tốt với những người khác để hoàn thành công việc chung.
Chính vì vậy, tinh thần làm việc theo nhóm rất quan trọng.
Làm Sao Để Xây Dựng Con Đường Sự Nghiệp Trong Ngành
Một số vị trí công việc tiêu biểu trong ngành cơ điện tử
Nhân viên kỹ thuật cơ điện tử
Mô tả công việc:
- Lắp đặt, bảo hành, bảo trì, sửa chữa máy công cụ, máy cơ khí tiện ích cầm tay, máy CNC, laser, chấn, đột đạp, cắt plasma,…
- Lập kế hoạch, quản lý tiến độ và triển khai dự án
- Xây dựng tài liệu hồ sơ cho các loại máy
- Hỗ trợ kinh doanh tư vấn kỹ thuật
- Chạy mô phỏng, cài đặt chương trình, kiểm tra đánh giá kết quả máy

Chuyên viên quản lý thiết bị điện, tự động hoá
Mô tả công việc:
- Lưu trữ, quản lý chương trình của toàn bộ các thiết bị trong nhà máy
- Theo dõi, giám sát cập nhật chương trình, driver mới cho thiết bị khi có nhu cầu
- Tham gia xử lý các sự cố thiết bị
- Theo dõi và lập đề nghị kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị áp lực, nâng hạ, đo lường

Kỹ sư tự động hoá
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự động hoá
- Thực hiện thiết kế sơ đồ nguyên lý, mạch in cho thiết bị
- Thực hiện lập trình firmware cho các dòng vi điều khiển…
- Kiểm tra thử và sửa lỗi thiết kế phần cứng
- Triển khai thử nghiệm các giải pháp công nghệ sản xuất thiết bị và đánh giá sản phẩm

Kỹ sư Điện – Tự động hoá
Mô tả công việc:
- Kiểm soát hệ thống điều khiển tự động hóa, điều chỉnh cho phù hợp với thiết bị và yêu cầu công nghệ
- Lập kế hoạch và giám sát công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị định kỳ
- Giám sát và chỉ đạo công tác sửa chữa khắc phục các sự cố thiết bị điện và tự động hóa
- Quản lý, cập nhật các thay đổi về hệ thống thiết bị điện, tài liệu, bản vẽ kỹ thuật
- Nghiên cứu đề xuất cải tiến thiết bị nhằm hợp lý hóa sản xuất, an toàn, tiết kiệm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Kỹ sư thiết kế PCB
Mô tả công việc:
- Phân tích và thực hiện thiết kế PCB theo các thông tin và yêu cầu
- Phối hợp và hỗ trợ các bộ phận khác về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến thiết kế PCB để đảm bảo tính linh hoạt của sản xuất

Cách Chọn Ngành Nghề Chuẩn
3 tiêu chí để giúp bạn chọn ngành nghề chuẩn:
Nếu sau khi đọc xong bài viết, bạn vẫn còn nhiều băn khoăn và chưa chắc chắn mình có phù hợp với ngành cơ điện tử hay không, hãy tìm hiểu về công nghệ Sinh trắc vân tay CAD
CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển
Nguồn tham khảo:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Cơ_điện_tử
- https://123job.vn/bai-viet/ky-thuat-co-dien-tu-la-gi-dieu-gi-khien-nganh-hoc-nay-duoc-thu-hut-den-vay-2609.html
- http://sigma.net.vn/cuoc-song-tai-sigma-engineering/nhung-ly-do-nen-theo-duoi-nganh-co-dien.html
- https://www.hutech.edu.vn/tuyensinh/tin-tuc/tin-huong-nghiep/668-nganh-ky-thuat-co-dien-tu-can-to-chat-gi
- https://vieclamvui.com/viec-lam-dien-dien-tu/nganh-co-dien-tu-520.html