Ngành công tác xã hội được biết đến là ngành học có đóng góp to lớn vào nền an sinh xã hội. Cũng từ lâu, ngành học này được nhiều bạn trẻ chú ý đến. Vậy ngành công tác xã hội là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Ngành công tác xã hội là gì?
Ngành công tác xã hội được hiểu là ngành học về kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhằm hỗ trợ các cá nhân, hay nhóm người đặc biệt trong xã hội. Nhờ đó, sinh viên khi tốt nghiệp ở ngành học này, về cơ bản, họ đã có được những kỹ năng cần thiết để làm việc, tham gia và xử lý các vấn đề liên quan trong xã hội. Từ đó, có thể dần dần cải thiện nền an sinh xã hội.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có thể góp phần tạo ra được sự thay đổi trong xã hội, tác động các vấn đề phát sinh trong xã hội theo hướng tích cực hơn. Họ sẽ giúp đỡ những cá nhân, gia đình đặc biệt để họ có thể vượt qua khó khăn, giải quyết các vấn đề của họ trong cuộc sống.
Sẽ nhận được gì khi học ngành công tác xã hội?
Ngành học công tác xã hội được đánh giá là ngành học mang đến phần lớn là giá trị tinh thần. Người học sẽ nhận được nhiều lợi ích về cả vật chất và tinh thần.
Nghề mang tính nhân văn cao
Người làm công việc công tác xã hội sẽ thường xuyên tiếp xúc với những cá nhân đặc biệt về hoàn cảnh,… và tiếp thêm động lực cho họ, đồng thời cũng sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến xã hội. Do đó, có thể thấy, đây là một ngành nghề mang đậm tính nhân văn và cũng sẽ mang đến giá trị tinh thần to lớn đến người được nhận cũng như toàn xã hội.

Các hoạt động này vô tình sẽ được lan truyền đến rộng rãi nhiều người hơn, thậm chí là khi họ không học ngành này. Tạo nên một bức tranh về tính nhân văn cực cao trong xã hội. Hơn nữa, nếu bạn thực sự thích công việc này, quá trình làm việc, thành tựu của bạn có thể trở thành niềm vui của bạn mỗi người.
Nhiều cơ hội việc làm
Hiện nay, tại các địa phương đều cần những sinh viên ngành công tác xã hội. Do đó, cơ hội việc làm cho bạn rất lớn. Đồng thời, công việc này cũng sẽ không gò bó. Có thể thấy, đây là một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn đối với các bạn trẻ đúng không nào?

Rèn luyện kỹ năng
Không nói quá khi nói rằng nếu bạn gắn bó với công việc công tác xã hội thì bạn sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn nữa. Chẳng hạn như bạn sẽ giỏi hơn trong việc tương tác với những người thuộc đối tượng đặc biệt,…

Các kỹ năng này sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành công việc tốt hơn, nhận được lòng tin và sự quý trọng từ người khác. Thông qua đó, các kỹ năng của bạn cũng sẽ ngày càng được thực hiện một cách thuần thục hơn.
Nếu không có đam mê, có làm được không?
Khi bạn tương tác, hay đưa ra những đề nghị, mang tính chất thúc đẩy, cải thiện các vấn đề trong xã hội, nếu bạn không có đam mê, bạn có chắc sẽ hoàn thành tốt không?
Có đam mê, bạn sẽ có động lực thực hiện công việc tốt hơn, đặt toàn bộ tâm huyết của mình vào công việc. Đây sẽ trở thành lợi thế của bạn so với những người khác.
Vậy ĐAM MÊ LÀ GÌ? VÀ TÌM NHƯ THẾ NÀO? Hãy xem video dưới đây!
Tại sao không nên học Công tác xã hội?
Không đáp ứng được các tố chất
Ngành học công tác xã hội đòi hỏi người làm công việc này một sự yêu nghề, đầy tình thương người và sự kiên nhẫn, cùng với nhiều tố chất khác. Do đó, có thể thấy, nếu bạn không đáp ứng được các yêu cầu về tố chất hay kỹ năng cần thiết thì rất khó để có thể hoàn thành công việc tốt nhất.

Tốn nhiều thời gian
Công việc liên quan đến công tác xã hội, phần lớn, bạn sẽ phải đánh đổi thời gian của bản thân. Và đương nhiên, nó không phải là một thời gian ngắn. Cùng với thời gian, bạn cũng cần bỏ ra nhiều tâm huyết, sức lực cho công việc.

Nghe đến đây, chắc hẳn bạn nào cũng sẽ nghĩ rằng những thứ lãng phí trên là buộc phải có để hoàn thành công việc. Vâng, tuy nhiên, thời gian bạn làm việc không những dài mà còn có thể không được cố định.
Nên học ngành công tác xã hội ở đâu?
Như các bạn thấy ngành học công tác xã hội thiên về kỹ năng và tố chất riêng của từng cá nhân. Và hiện tại, các bạn có hai lựa chọn: học đại học hay cao đẳng?
Có bạn nào còn chần chừ chưa quyết không nhỉ? Nếu có thì video dưới đây là dành cho bạn đấy!
Theo đuổi ngành công tác xã hội cần gì?
Từng công việc đều cần có những điều kiện, yêu cầu đối với người làm công việc này. Hãy tham khảo thật kỹ yêu cầu để không lãng phí thời gian

Kiến thức
Tuy nói rằng ngành công tác xã hội mang thiên hướng kỹ năng, tuy nhiên, bạn cũng cần trang bị cho mình một hệ thống kiến thức vững vàng.
Các kiến thức đó có thể có liên quan đến con người, đến những vấn đề phát sinh trong xã hội. Đồng thời bạn cũng cần hiểu được các chính sách xã hội, tác động của chúng, các kiến thức về công tác xã hội, phương pháp áp dụng chúng vào thực tế, hỗ trợ những cá nhân, nhóm, tổ chức,…
Và hệ thống kiến thức này, bạn sẽ được truyền đạt trong quá trình học tập của mình. Đồng thời, bạn cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin mới từ thời sự, sách, báo,….
Kỹ năng
Vâng, đây cũng là phần quan trọng. Bạn không thể tương tác với các cá nhân trong xã hội, cũng không thể thấu hiểu những khó khăn của bạn, đó sẽ là trở ngại lớn cho bạn tiến hành công việc của mình.
Do đó, có thể thấy, bạn nên chuẩn bị trước cho mình các kỹ năng cần thiết, trước khi bắt đầu công việc. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những thời gian lãng phi.
Các kỹ năng đó có thể là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thẩu hiểu, kỹ năng thuyết trình, hay kỹ năng quản lý và xây dựng dự án Công tác xã hội,… Mức độ hoàn thiện các tố chất này là phụ thuộc vào độ chịu dấn thân của bạn vào thực tế, và không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân.
Tố chất
Ngành công tác xã hội có yêu cầu nhất định đối với người thực hiện công việc này ở phần tố chất. Bạn sẽ thuận lợi hơn trong công việc của mình nếu bạn đáp ứng được một số tố chất cần có như: có tình thương người, chuyên nghiệp trong công việc, dễ cảm thông,…
Từ kỹ năng, kiến thức, tố chất, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện chúng, khiến cho chúng trở nên hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng chỉ cần luyện thì chúng sẽ trở nên ưu tú. Mức độ nổi bật của chúng là tuỳ thuộc vào trí thông minh của bạn phát triển mạnh ở mảng nào.
Con đường sự nghiệp thế nào?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo ngành công tác xã hội có thể lựa chọn ứng tuyển vào các vị trí như nhân viên công tác xã hội, nhà quản trị công tác xã hội, cán bộ đào tạo hay giảng viên giảng dạy tại các trường đại học/ cao đẳng,…
Tuỳ theo từng người mà con đường sự nghiệp của họ sẽ khác nhau.
Xem thêm: 4 bước để phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp
Cách chọn nghề chuẩn?
Chắc chắn có rất nhiều bạn thắc mắc rằng làm sao để chọn được công việc kiểu “việc nhẹ, lương cao” hay công việc phù hợp với bản thân. Và dưới đây là gợi ý từ anh Trí về các tiêu chí giúp bạn chọn được công việc mong muốn
Bên cạnh dựa trên sự tư vấn từ người khác, hiện nay, có rất nhiều cách giúp bạn có thể thuận lợi tìm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Trong đó, phải kể đến chính là Sinh trắc vân tay.
Hiểu được điều này, công ty CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
Nếu bạn chịu khó tìm tòi, chắc chắn bạn cũng sẽ tìm được công việc phù hợp nhất với chính mình. Chúng mình sẽ đồng hành cùng bạn!
Hãy lưu bài viết lại để tham khảo nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://tuyensinhso.vn/nhom-nganh-dao-tao/nganh-cong-tac-xa-hoi-c16840.html
- http://www.hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/cong-tac-xa-hoi-la-gi–19313-2.html
- https://tuyensinhvya.edu.vn/vi-sao-ban-nen-lua-chon-nganh-cong-tac-xa-hoi-o-hoc-vien-thanh-thieu-nien-viet-nam
- http://caodanghungvuong.edu.vn/6-loi-khuyen-co-nen-hoc-nganh-cong-tac-xa-hoi-khong.html