Ngành luật từ lâu đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng được xem là chuẩn mực chung để mọi người tuân theo và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của pháp luật càng trở nên quan trọng. Để hiểu rõ về chúng, hãy đọc hết bài viết dưới đây nhé!

Ngành luật là gì?

Luật là một lĩnh vực trong xã hội, được xem là cần thiết và rất quan trọng. Thử tưởng tưởng, nếu không có luật giao thông, khi bạn bước chân ra đường, mọi người sẽ được “tự do” chạy trên đường. Và kết quả của nó chính là số vụ tai nạn giao thông tăng lên, số người bị thương cũng theo đó mà tăng lên đáng kể. Đó chính là vai trò của luật.

ngành luật là gì

Pháp luật từ rất lâu đã đóng vai trò không thể thiếu trong xã hội của chúng ta. Đây là công cụ quản lý xã hội của Nhà nước, là chuẩn mực cho mọi hành vi của mỗi người. Dựa vào pháp luật, chúng ta có thể thuận lợi đưa ra được đánh giá xem đó là hành động đúng hay sai. Do đó, có thể nói, nhờ có luật pháp mà chúng ta có thể hành động một tự do nhưng vẫn trong một khuôn khổ nhất định.

Có nên học luật không?

Kế tiếp, chúng ta sẽ nói đến lợi ích mà việc học ngành luật đem đến cho mình. Lợi ích này không chỉ bản thân bạn được hưởng, qua đó, bạn cũng có thể giúp được rất nhiều người khác, bao gồm cả những người thân bên cạnh bạn.

Bảo vệ bản thân đúng lúc

Ưu điểm lớn của việc học và làm trong ngành luật chính là chúng ta biết bảo vệ mình kịp thời và đúng luật.

bảo vệ chính mình

Khi bạn xin việc, trong phỏng vấn, nếu bạn không hiểu luật, thì thật thiệt thòi cho bạn vì không biết phía bên phòng nhân sự có trả lương và các khoản bảo hiểm khác đúng luật hay không. Thậm chí khi làm việc, bạn cũng sẽ chẳng biết mình có đang bị bóc lột sức lao động hay không nếu thiếu hiểu biết về luật.

Không chỉ có vậy, việc hiểu biết luật có thể giúp bạn kịp thời hỗ trợ người thân của mình tránh khỏi những rắc rối không cần thiết liên quan đến luật.

Cơ hội nghề nghiệp mở rộng

Có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận về sự cần thiết của nhân sự ngành luật ở bất kỳ lĩnh vực nào. Lấy ví dụ ở một doanh nghiệp, họ cần một người cố vấn luật pháp để hỗ trợ họ trong việc kiểm tra sự chính xác của các hợp đồng, xem chúng có sai luật không.

cơ hội việc làm lớn

Đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi số như hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh hoạt động hội nhập quốc tế, thì các hợp đồng thương mại xuyên quốc gia là không thể thiếu. Khi đó, đòi hỏi luật sư của họ không chỉ am hiểu về luật pháp trong nước, mà còn cần hiểu cả luật liên quan đến việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khiến cho nguồn nhân lực có chuyên môn về luật càng cần thiết hơn.

Cải thiện hành vi của bản thân đúng đắn hơn

Một vai trò quan trọng của các điều luật chính là điều chỉnh hành vi của mọi người trở nên đúng đắn hơn. Và khi chính bạn là người học luật, bạn đương nhiên sẽ biết, đâu là việc không thể làm, đâu là việc có thể làm.

Khi học ngành luật và am hiểu về nó, bạn đồng thời cũng sẽ rèn luyện cho mình cái nhìn đa dạng hơn, bao quát hơn về nhiều khía cạnh khác nhau. Điều này có ích cho việc hành xử của bạn, nó sẽ trở nên phù hợp hơn với tình huống cụ thể.

cải thiện được cách ứng xử

Không dừng lại ở bản thân mình, bạn cũng có thể giúp người khác có nhận thức và cư xử hợp lý hơn, đúng luật hơn.

Được mọi người tôn trọng hơn

Các bạn có nhận thấy rằng thông thường những người hiểu luật hay học luật, họ trông rất bình tĩnh, trí thức, nghiêm túc và có vẻ đáng tin cậy hơn không. Đồng thời, họ hiểu được làm như thế sẽ phù hợp, không trái với pháp luật.

Cũng từ đây, họ sẽ được mọi người tin cậy, dần dần, họ cũng sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người nhiều hơn. Đây là một lợi thế của họ.

nhận được sự tôn trọng

Không đam mê có theo ngành luật được không?

Có thể nói nếu bạn làm một việc mà không có 2 chữ “đam mê”, bạn sẽ rất dễ nản và bỏ cuộc giữa chừng. Đam mê là điểm bắt đầu cho công cuộc đi tìm nghề nghiệp phù hợp với mình trong cả cuộc đời. Và, tiếp theo, chúng ta cần giải quyết một vấn đề nữa: Đam mê của mình đang lưu lạc ở đâu?

Video dưới đây sẽ cho bạn giải đáp thắc mắc của bạn đấy!

Lý do không nên theo ngành luật bạn nên biết

Một sự việc đều sẽ có hai mặt của nó. Ngành này cũng vậy. Để tìm ra được công việc phù hợp với mình, bạn cũng nên tìm hiểu xem theo ngành luật, bạn sẽ trả giá những gì.

Việc học không điểm dừng

Ấn tượng đầu tiên khi bạn nghĩ đến ngành luật là gì nhỉ? Là những điều luật, vô vàn cuốn sách về luật,….

Không sai, luật của nước ta có nhiều điều khoản khác nhau, và điều này đòi hỏi người học cũng phải thật kiên nhẫn và yêu nghề để có thể hiểu và học được chúng. Có thể nói việc học luật của bạn sẽ không thấy được điểm dừng. Vì những điều luật này có thể thay đổi và sẽ được thay đổi để phù hợp hơn. Do đó, bạn cũng phải thường xuyên cập nhật và học thêm.

việc học được duy trì liên tục

Không chỉ có vậy, chắc hẳn các bạn cũng sẽ có ước muốn học tiếp lên Thạc sỹ hay Tiến sỹ,… điều này khiến cho việc học của bạn không chỉ dừng lại ở 4 năm Đại học.

Đó chỉ mới nói đến kiến thức chuyên môn. Để bạn có thể hoạt động trong ngành thuận lợi hơn, bạn cần trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng mềm khác nữa. Do đó, một điểm khó khăn nhỏ xuất hiện, chính là thời gian. Thời gian của bạn sẽ tiêu tốn cho việc học cùng với việc rèn kỹ năng. Và khoảng thời gian đó chắc chắn là không hề ngắn.

Khó bền nếu không thật sự thích

Không những ở ngành nghề này, bạn cần sự yêu thích, đam mê để có thể gắn bó với nó lâu dài và hiệu quả hơn. Đặc biệt là ở những ngành đòi hỏi sự chuyên môn cao của người học như luật, bạn càng cần sự yêu thích và mong muốn gắn bó với chúng.

dễ nản nếu không đam mê

Ngành học này cần nhiều thời gian và sự tập trung để có thể làm việc và học tập tốt. Nếu không có sự yêu thích, bạn sẽ dễ dàng chán nản và nhanh chóng từ bỏ nó. Chưa kể đến, những kiến thức trong ngành này thường được nhận xét là khá khô khan. Do đó, sự đam mê là cần thiết, vô cùng cần thiết để kiên trì với nó lâu dài.

Cạnh tranh

Ở đâu cũng sẽ có cạnh tranh. Vâng, điều đó là dĩ nhiên, việc cạnh tranh có thể là động lực để mỗi người nỗ lực hơn. Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ là ưu điểm, mà còn là nhược điểm. Với một số người, họ xem cạnh tranh là áp lực. Đó là áp lực từ sự cạnh tranh trong nội bộ. Thêm vào đó, xã hội cũng sẽ đào thải những người không còn phù hợp nữa. Do đó, đây cũng sẽ trở thành áp lực đối với những người này.

Cho nên, việc lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân là rất quan trọng. Điều đó sẽ quyết định bạn có sẵn sàng làm việc lâu dài và đạt hiệu suất cần thiết không.

cạnh tranh là điều không tránh khỏi

Một số thông tin về ngành luật

Ngành luật là một bộ phận không chỉ cần thiết mà còn rất quan trọng. Ngành luật được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, như: luật sư, kiểm soát viên, điều tra viên hay thẩm phán,…

Ngoài ra, ngành luật cũng được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau: luật Dân sự, luật Kinh tế,… Mỗi chuyên ngành khác nhau, người học sẽ được truyền đạt các kiến thức liên quan đến chuyên ngành mình chọn.

các thông tin về ngành luật

Bên cạnh đó, nếu bạn có mong muốn được làm việc trong ngành này, bạn cần trang bị cho mình thêm các kỹ năng mềm khác. Điều này là cần thiết để bạn làm việc tốt hơn.

Muốn làm ngành luật có cần phải học đại học không?

Câu hỏi này được rất nhiều bạn đặt ra, không chỉ ở ngành luật mà hầu như là ngành nào cũng có. Với ngành đặc thù như luật, thì các công việc trong tương lai của bạn có liên quan đến luật đều có yêu cầu riêng của chúng. Bạn cần xác định được bạn muốn làm gì và sau đó mới xác định được bạn sẽ học nó ở đâu.

Và video dưới đây sẽ cho bạn thêm một góc nhìn về vấn đề nên học ở đâu?

Cần chuẩn bị gì để học ngành luật

Trước tiên, để xác định được bạn có thật sự phù hợp với ngành luật hay không, bạn cần xem bản thân mình có những điểm nào dưới đây.

Trí nhớ không phải dạng thường

Như các bạn cũng biết, ngành luật có rất nhiều điều luật, rất nhiều thông tin cần nhớ, phục vụ cho công việc của mình. Hiển nhiên, bạn không thể vừa thoả thuận tiền lương và các điều kiện làm việc với bên nhân sự, vừa lật sách để xem điều họ nói có đúng hay không. Đúng là bạn vẫn có thể thoả thuận được, nhưng cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian, đồng thời, trông bạn cũng sẽ không tự tin nữa.

cần một trí nhớ tốt

Hơn nữa, luật sẽ không cố định. Bạn cần chú ý và cố gắng nhớ những nội dung mình đã từng học qua. Và khả năng này có lẽ sẽ không “có sẵn” cho bạn xài. Mà bạn cần rèn luyện bộ não của mình thật nhiều và liên tục. Để nó có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của bạn.

Kiến thức

Kiến thức ở trong ngành này, không phải là thứ bạn có thể lựa chọn có học hay không. Mà là, nếu bạn lựa chọn ngành này, thì kiến thức nền thì thứ bạn phải có. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu và hiểu được những điều luật và áp dụng chúng một cách đúng đắn.

Khi bạn tiếp nhận công việc, bạn cũng nên tìm hiểu để biết được công việc này đòi hỏi những kiến thức gì. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận công việc hơn và làm việc tốt hơn.

kiến thức vững vàng

Kiến thức đương nhiên sẽ không dừng lại ở đó. Bạn cũng cần biết thêm những kiến thức xung quanh mình, những kiến thức trong xã hội, có thể trong sách, báo, mạng internet,… Sự đa dạng này có thể giúp cho hệ thống kiến thức của bạn vững chắc hơn và đa chiều hơn.

Kỹ năng

Như đã nói ở những phần trên, nếu chỉ có kiến thức thì thật không đủ để bạn tiến xa hơn trong công việc. Điều bạn cần đó là kỹ năng mềm. Tuỳ theo từng công việc mà mức độ cần thiết của các kỹ năng cũng sẽ thay đổi. Có thể là kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng đọc,… rất nhiều.

Khi bạn đi gặp khách hàng, bạn cần kỹ năng thuyết phục và cả giao tiếp. Hai kỹ năng này có thể giúp bạn tương tác với khách hàng của mình tốt hơn. Bạn có thể thuận lợi thuyết phục khách hàng của mình đồng ý với ý kiến của mình. Sự khéo léo trong giao tiếp có thể giúp bạn tránh được những rắc rối không cần thiết.

trang bị các kỹ năng cần thiết

Ngành luật, gắn liền với những quyển sách dày cộm, những xấp tài liệu,… nếu bạn không thường xuyên đọc, bạn rất dễ gặp vấn đề sai sót thông tin, dễ rối,… Và cuối cùng là bạn khó theo kịp tiến độ công việc cần có. Đây là kỹ năng bạn có thể rèn luyện được một cách dễ dàng, nếu bạn là người mê sách. Vì đây sẽ là kho kiến thức bao la của xã hội, đồng thời cũng là cơ hội để bạn rèn khả năng đọc của mình.

Tóm lại, ngành luật có những yêu cầu, đòi hỏi rất riêng biệt. Và nếu bạn có mong muốn theo theo ngành này, bạn cần trang bị những điều trên từ sớm. Khả năng tiếp thu nhanh hay chậm của bạn, một phần còn đến từ trí thông minh của bạn thiên về loại nào. Tuy nhiên, quan trọng hơn, bạn vẫn cần sự cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu của mình.

Con đường sự nghiệp trong ngành này sẽ thế nào?

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành luật, bạn có thể lựa chọn những mảng khác nhau để công tác. Chẳng hạn như luật sư – công việc được nhắc đến nhiều nhất khi nói đến luật, kiểm soát viên, thẩm phán, thư ký toà án,…

Một hướng khác dành cho bạn chính là giảng viên ngành luật. Bạn có thể công tác tại các trường đại học. Tuy nhiên, nếu theo hướng này, bạn cần trang bị thêm những kiến thức về sư phạm để có thể thực hiện công việc tốt hơn.

Tuỳ vào từng loại công việc mà bạn chọn, sẽ có lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp khác nhau.

Video dưới đây là một tham khảo dành cho bạn:

Làm sao chọn việc chuẩn?

Nói thật đi, hiện giờ bạn đang dùng phương pháp nào để chọn công việc cho mình vậy?

Bạn chọn việc, chọn ngành theo sự “hot” trên thị trường của nó, hay nghe theo sự tư vấn nhiệt tình của những đứa bạn,… Nếu bạn có suy nghĩ này thì video dưới đây là dành cho bạn đấy!

Hiện nay có rất nhiều cách để chọn được nghề nghiệp phù hợp với mình. Gen Z chúng ta có những cách chọn như bói bài, xem thần số học, đi coi bói, nghe lời phụ huynh,… Và một trong số đó, chính là xem sinh trắc vân tay. Cách này có lẽ không còn xa lạ với các bạn nữa nhỉ.

Hiểu được điều này, công ty CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:

Đây sẽ là những lời khuyên hữu ích nhất dành cho bạn lúc này. Quan trọng nhất vẫn là chính bản thân bạn. Bạn mới là người nắm quyền quyết định trong cuộc đời của mình.

Chúc các bạn thành công! Nếu thấy hay và hữu ích, hãy đánh giá bài viết nhé!

Tài liệu tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *