Truyền thông đa phương tiện không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Những ấn phẩm truyền thông, bài viết hay những hình ảnh, video được thiết kế và đưa đến chúng ta, chúng đều là sản phẩm của ngành này. Đây cũng là ngành học đầy tiềm năng được các bạn trẻ quan tâm nhiều mỗi khi đến mùa thi đại học.
Ngành học này có yêu cầu như thế nào cho người làm công việc này? Có khó không? Hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc này nhé!
Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
Truyền thông hiện này không chỉ đơn giản là những bài quảng cáo, mà nó là những hình ảnh, video, những bài báo được đầu tư một cách kỹ càng về hình thức lẫn nội dung, dựa vào sự vận dụng công nghệ, kỹ thuật. Các sản phẩm này được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cụ thể hơn như sau:
- Trong giáo dục: các sản phẩm truyền thông được các giảng viên dùng để giảng dạy, nhằm nâng cao hiệu quả truyền đạt nội dung, hay được dùng để người học có thể nhìn thấy được những hình ảnh thực tế. Điều này có ích cho quá trình tiếp thu kiến thức của người học, đạt được kết quả mong muốn trong giáo dục
- Trong y học: sự phát triển của truyền thông được y học sử dụng để có thể cải thiện được hiệu quả chữa bệnh: khám bệnh ngay tại nhà, hay dùng trong quá trình mô phỏng các quá trình. Nhờ đó, các quá trình có thể được đơn giản hoá, cũng như thuận tiện hơn trong công việc
- Trong giải trí: những hình ảnh lung linh trong các trò chơi, trong điện ảnh, hay trong hoạt hình đều được nâng cao đáng kế, nhờ ứng dụng ngành này.
Và nhiều lĩnh vực khác nữa.
Lý do khiến bạn nên chọn ngành này
Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có những lợi thế, đặc trưng của riêng mình. Những lợi thế này sẽ hỗ trợ bạn ngày càng phát triển hơn cũng như nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.
Cơ hội việc làm lớn
Truyền thông đa phương tiện là ngành học đầy tiềm năng và đang ngày càng phát triển ở trong nước lẫn nước ngoài. Các sản phẩm của ngành học này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, chúng cũng trở nên “khao khát” nguồn nhân lực tài giỏi.

Đồng thời, hiện nay, những người làm công việc về mảng truyền thông đa phương tiện thì rất nhiều, nhưng số người có kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng tốt, thạo nghề, thì lại ít. Cho nên, môi trường việc làm cho những bạn mong muốn được làm việc này rất lớn.
Không giới hạn “vị trí địa lý” và những “ưu đãi” thời gian
Cụm từ “vị trí địa lý” đề cập đến nơi làm việc. Multimedia hay truyền thông đa phương tiện là công việc cần thiết ở mọi nơi, và bạn không cần lo lắng nếu bạn muốn phát huy bản lĩnh của mình ở thị trường nước ngoài. Bạn có thể thoải mái lựa chọn nơi làm việc mà mình yêu thích, nơi có thể đem đến cho bạn những cảm hứng bất tận cho những ý tưởng tuyệt vời.

Ngoài ra, hiện nay các công ty đều chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm mà bạn tạo ra, chứ không còn bắt buộc bạn phải lên công ty mỗi ngày. Bạn có thể đi tìm góc thật “chill” và làm việc thật hiệu quả. Tuy nhiên, dù làm việc ở ngoài, thì cũng đừng quên thời hạn công việc của mình đấy nhé !
Khó tìm thấy “nhàm chán”
Đương nhiên, trường hợp này chỉ tìm thấy ở những bạn thật sự, thật sự đam mê và yêu thích công việc liên quan đến truyền thông đa phương tiện. Bạn sẽ được thoải mái chụp hình, quay video, edit video,… Bạn có thể giải phóng sức sáng tạo của mình, và đạt được sự thoã mãn khi sản phẩm của mình hoàn thiện và được mọi người công nhận chúng.

Rèn luyện tư duy và tính sáng tạo
“Sáng tạo” là một đặc thù của công việc trong ngành truyền thông đa phương tiện. Đồng thời bạn cũng sẽ không ngừng thách thức và rèn luyện tư duy và khả năng sáng tạo của chính mình. Trong lúc bạn nỗ lực để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, đối tác của mình, bạn cũng đang mở rộng góc nhìn của mình đa dạng hơn, sinh động hơn và bao quát hơn.

Dần dần bạn sẽ nhận ra, không phải bạn chỉ đang tốn chất xám cho người khác, bạn cũng đã nhận được cho mình nhiều giá trị đáng giá khác.
Liệu đây có phải là đam mê thật sự của mình?
Bạn không thể gắn bó lâu dài, không thể ngày ngày cắm mặt vào máy tính, để tìm tòi, học hỏi, để làm việc, nếu bạn thật sự không thích nó, hay nói cách khác, chúng không phải đam mê của bạn.
Bạn chỉ đang bị vẻ hào nhoáng, độ “hot” của nó trên thị trường, làm ảo tưởng rằng bạn thích nó. Hãy nghiêm túc tìm hiểu, suy nghĩ, ĐÂU LÀ ĐAM MÊ CỦA MÌNH? Sau đó, bạn sẽ rõ ràng công việc mà mình nên lựa chọn.
Video dưới đây sẽ cho bạn biết đam mê của mình đang lưu lạc ở đâu?
Những điều có thể khiến bạn từ bỏ công việc này
Nếu nhắc đến hai chữ “từ bỏ”, chắc hẳn bạn đã lựa chọn sai hướng đi cho mình. Thật đáng tiếc! NHƯNG đó không phải là hết. Đó chỉ là một quãng nghỉ ngắn, trước khi bạn bắt đầu một hướng khác, đúng hơn với con người của mình. Hãy cùng tìm hiểu đâu là nguyên nhân nhé!

- Tốn tiền: truyền thông đa phương tiện là ngành tích hợp nhiều kỹ năng khác nhau. Do đó, để có thể làm việc tốt và được làm ở những cấp quản lý, chắc chắn bạn phải học thêm những kỹ năng khác, cũng như không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn của bản thân. Và chi phí cho những khoá học này cũng … chưa chắc rẻ!
- Tốn thời gian: bao lâu thì bạn có thể hoàn thành một sản phẩm truyền thông? Khó trả lời đúng không nào? Đương nhiên, vì thời gian bạn có thể nảy ra một ý tưởng, thời gian bạn sáng tạo, thời gian bạn đưa chúng vào thực tế,… tất cả đều không cố định. Sẽ có những bạn tốn rất nhiều tiền cho những ly cà phê tại quán, tốn nhiều thời gian cho tìm kiếm ý tưởng ở đâu đó,…
- Áp lực công việc: cuối tuần này nộp bài nhưng vẫn chưa nghĩ ra ý tưởng nào? khách hàng không thích sản phẩm của mình? Những cái lắc đầu từ khách hàng, từ cấp trên, những deadline treo hàng dài trên bàn làm việc của mình,… có thể khiến bạn gặp áp lực công việc.
- Đòi hỏi nhiều kỹ năng: nếu cơ hội việc làm là một lợi thế của ngành này, thì những điều kiện để theo ngành này chính là điều khiến bạn chùn bước. Bạn muốn bản thân làm tốt công việc này, bạn phải biết nhiều thứ: viết bài, thế nào là nội dung hay, bức hình đẹp, kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh,… rất nhiều thứ.
Còn rất nhiều yếu tố khác nữa. Bạn đang gặp vấn đề nào? Hãy comment ở dưới bài viết nhé !
Một vài thông tin về ngành truyền thông đa phương tiện
Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau hiện nay, nhờ vào sự kết hợp giữa truyền thông và công nghệ, để tạo ra được các sản phẩm “đa phương tiện”. Sản phẩm của chúng có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, hay sự kết hợp những hình thức này với nhau.
Mục đích cuối cùng của chúng chính là truyền đạt được thông tin đến người dùng một cách hiệu quả nhất. Tuỳ theo mục đích truyền thông, mà người thực hiện sẽ lựa chọn hình thức, nội dung phù hợp với chúng.

Truyền thông đa phương tiện rất được mọi người đón nhận trên thị trường vì tính cần thiết của nó. Khi học ngành này, bạn có thể biết cách để thiết kế, xây dựng website, viết những bài báo, xử lý âm thanh, hình ảnh cho các chương trình truyền hình, phim ảnh,… trước khi chúng được phát sóng; trong doanh nghiệp, bạn cũng có thể thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thậm chí là logo công ty,…
Tuỳ theo khả năng và sở trường của mình, những kiến thức, kỹ năng mà bạn thu được, bạn có thể lựa chọn vị trí làm việc phù hợp với bản thân mình.
Nên học truyền thông đa phương tiện ở đâu thì tốt?
Một lộ trình học tập mà chúng ta thường thấy chính là từ tiểu học lên trung học, đến phổ thông và cuối cùng là vào đại học, và tốt nghiệp. Thật tuyệt vời nếu bạn được đào tạo, được truyền đạt những kiến thức về ngành truyền thông đa phương tiện ngay tại thời đại học. Ví dụ như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hay Học viện Báo chí và Tuyên truyền,… NHƯNG điều đó không có nghĩa, bạn phải học đại học thì mới theo ngành này được.
Bạn vẫn có thể trở nên thành công trong công việc này, nhờ vào kỹ năng và kiến thức của mình. Video dưới đây sẽ “củng cố thêm tinh thần” cho những bạn đang đắn đo: Liệu mình có bị thất nghiệp nếu không vào đại học không?
Phải như thế nào mới làm việc ở ngành này được?
Với một công việc bất kỳ, để làm việc lâu dài, một cách năng suất thì bạn cần cân nhắc đến “phù hợp”. Và bạn có hợp với ngành đầy tiềm năng này không, hãy cùng đọc qua những điểm sau đây nhé!
Bên cạnh những kiến thức chuyên môn cần có, những lý thuyết, thì bạn cần có những điểm sau:
Sáng tạo
Nếu bạn đọc bài viết này từ đầu đến đây, cụm từ “sáng tạo” này đã không còn xa lạ với bạn nữa. Cũng không có gì để bác bỏ đi tính sáng tạo trong công việc này là rất cần thiết. Những sản phẩm mới lạ, bắt kịp xu hướng, cũng phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đều cần đến sáng tạo.
Sáng tạo trong cách làm việc, sáng tạo trong suy nghĩ, sáng tạo trong sản phẩm,… rất rất nhiều thứ khiến bạn phải không ngừng sáng tạo. Đừng lo lắng nếu cảm thấy bản thân chưa thật sự phát huy được sức sáng tạo.

Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm: 5 cách nâng cao chỉ số sáng tạo CQ
Óc thẩm mỹ
Để làm việc hiệu quả ở những mảng thiết kế, bạn chắc chắn không thể thiếu óc thẩm mỹ, hay “con mắt thẩm mỹ”. Hai điều này sẽ giúp bạn nhạy hơn với cái đẹp, và cũng sẽ biết thế nào là đẹp.
Khả năng “thẩm mỹ” của mỗi người không giống nhau. Nếu bạn được người khác đánh giá rằng “Bạn không óc thẩm mỹ” cũng đừng buồn. Hãy từ từ tiếp thu ý kiến, nhưng quan trọng là nhớ LỌC lại trước khi sửa theo chúng.

Chăm chỉ, tìm tòi học hỏi
Đặc trưng của ngành này là sự biến đổi. Chỉ cần những ấn phẩm truyền thông của bạn bị lỗi mốt, không theo xu hướng thì sẽ làm giảm sự hài lòng của người dùng. Và hiển nhiên, chúng là nguy cơ cho chính công việc của bạn.
Tới đây, chắc hẳn bạn cũng hiểu luôn tìm tòi, học hỏi thêm, và rèn luyện không ngừng là cần thiết. Nếu bạn không muốn mình bị đào thải.

Tin học và ngoại ngữ
Trong thời đại công nghệ số, khi những ứng dụng photoshop, chỉnh video, thiết kế đồ hoạ,… ra đời, thì những con dân của truyền thông đa phương tiện không thể bỏ sót chúng. Không những vậy, bạn cần rèn luyện khả năng sử dụng chúng một cách thuần thục, sẽ có ích cho công việc của bạn. Nhờ đó, bạn cũng sẽ không bị giới hạn trong việc đưa ra ý tưởng vì bạn biết được nó có làm được hay không.
Như đã nhắc ở trên, cơ hội việc làm cho ngành học này là không giới hạn. Bạn có thể từ Việt Nam sang tận Châu Âu để làm việc, cứ thoải mái. Nhưng, trước khi đi, hãy học ngoại ngữ trước đã, mà cơ bản nhất là tiếng Anh. Không chỉ những người mong muốn ra nước ngoài mới học, ngay cả ở trong nước, các bạn cũng cần trang bị khả năng ngoại ngữ cho mình.
Bởi đó là cơ hội để bạn ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia hay cơ hội ghi điểm trong mắt đối tác/ khách hàng nước ngoài. Chưa kể đến, những sách về tin học, hay những tài liệu về ngành cũng có thể được viết bằng tiếng Anh. Chúng sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm cùng với thăng tiến trong sự nghiệp.

Những đặc điểm trên một phần có thể đến từ trí thông minh của từng người, mức độ phát triển không giống nhau. Chúng ta chỉ xem xem: AI LÀ NGƯỜI NỖ LỰC HƠN? Vì những trí thông minh này hoàn toàn có thể rèn luyện, mài giũa và cải thiện dần theo hướng tốt hơn.
Con đường sự nghiệp sẽ thế nào?
Ở ngành này hay những ngành khác, ở từng cấp bậc công việc, dù là nhân viên, hay giám đốc, bạn đều cần phải đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp dành cho chức vụ đó. Bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng mềm khác để được thăng tiến hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
Từng vị trí đều có vai trò riêng của mình, và nếu bạn là người ở vị trí đó, bạn cần ĐỦ LỰC để đảm nhận vai trò đó. Điều bạn cần làm lúc này chính là: Xem video bên dưới. Nếu bạn có một ý nghĩ rằng “nếu mình làm chủ thì sao ha”, thì đừng để nó ở suy nghĩ nữa, BIẾN nó thành HIỆN THẬT đi.
Làm sao để chọn đúng ngành?
“Làm sao chọn đúng ngành?” một câu hỏi rất hay và cũng rất được đặt ra rất nhiều, thậm chí là những bạn đã học đại học, vẫn còn đắn đo việc này.
Hãy cùng nhau lắng nghe anh chia sẻ câu chuyện về chọn ngành nhé!
Thật ra, sứ mệnh của công việc mình làm chính là thoả mãn được yêu cầu của mình với công việc đó như có nơi để phát huy thế mạnh, có ý nghĩa hay chỉ đơn giản là mình vui khi làm việc đó,…
Và thế hệ gen Z chúng ta có rất nhiều cách để chọn ngành đúng không nào? Có thể là bói tarot, nghe lời nhỏ bạn thân, theo ý muốn của phụ huynh, cũng sẽ có người chọn đại, hay Sinh trắc vân tay.
Hiểu được điều này, công ty CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
Một công việc phù hợp, vừa vặn với mình sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan, tự tin hơn trong quãng đường sắp tới. Do đó, hãy lưu bài viết này lại, và cân nhắc thật kỹ về ngành, nghề của mình nhé!
Chúc các bạn thành công!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.hutech.edu.vn/tuyensinh/tin-tuc/tin-huong-nghiep/14555771-nganh-truyen-thong-da-phuong-tien-la-gi-ra-truong-lam-gi
- https://duhoc.eaut.edu.vn/nganh-truyen-thong-da-phuong-tien-la-gi-ra-lam-gi/
- https://kent.edu.vn/co-nen-hoc-nganh-truyen-thong-da-phuong-tien/
- https://swinburne-vn.edu.vn/graduate/truyen-thong-da-phuong-tien-la-gi/