Mục tiêu của bài viết này là để bạn có góc nhìn đa chiều về ngành Tài chính Ngân hàng,
Những cái được và những cái giá phải trả để theo được ngành Tài chính Ngân hàng.
Bên cạnh đó bài viết cũng cung cấp thêm cho bạn những kiến thức căn bản nhất để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào sẽ có những gì
và gợi mở cho các bạn lựa chọn phù hợp và khôn ngoan nhất.
Kết thúc bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho bản thân mình:
- Hiểu ngành Tài chính Ngân hàng là gì trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
- Những cái được và những cái mất của ngành Tài chính Ngân hàng
- Những kiến thức khái quát về ngành để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào
- Xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài với ngành Tài chính Ngân hàng hay không
Ngành Tài Chính Ngân Hàng Là Gì ?
Ngành Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông tiền tệ. Có nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như Ngân hàng, Tài chính Doanh nghiệp, Tài chính thuế, Tài chính Bảo hiểm,…
Tài chính thuộc phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
Ngân hàng là một tổ chức tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn.
Bạn Nên Chọn Ngành Tài Chính Ngân Hàng
1. Tài chính hiện diện ở bất kỳ đâu
Dù bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ hay giáo dục, tư vấn hay quảng cáo, công ty của bạn luôn cần dòng tiền để thực hiện những việc như trả lương cho mọi người, phân phối cổ tức và tái đầu tư vào đổi mới sản phẩm.

Ngay cả khi bạn không tự quản lý ngân sách, tài chính vẫn là cốt lõi của bất cứ quyết định kinh doanh nào. Nếu bạn đang thuyết trình về một dự án kinh doanh hoặc tìm kiếm thêm nguồn vốn cho dự án, việc hiểu và có thể truyền đạt cơ chế để bạn biến khoản đầu tư đó thành doanh thu và lợi nhuận sẽ giúp bạn đưa ra lập luận thuyết phục hơn.
2. Tài chính sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật
Nếu bạn đang tìm cách để tạo sự khác biệt trong CV của mình, thì tài chính là một khởi điểm tuyệt vời.
Đặc biệt nếu bạn mới chỉ là một người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm, việc thể hiện bạn có kiến thức tài chính/kinh doanh trước cả khi bạn tham gia vào lĩnh vực này có thể khiến bạn trở thành ứng viên hấp dẫn hơn.
Đặc biệt là trong các lĩnh vực phi tài chính, nơi muốn thành công thì không thể thiếu nền tảng hiểu biết về tài chính nhưng giáo dục tài chính lại chưa được phổ biến.
3. Ngành Tài chính Không ngừng Phát triển
Thế giới tài chính đã phát triển vượt ra ngoài các ngân hàng lớn truyền thống.
Cách đây một thập kỷ chẳng ai biết tới SoFi, Stripe và Coinbase, nhưng kể từ đó, những nền tảng này đã cách mạng hóa hoạt động tài trợ sinh viên, công nghệ thanh toán và tiền điện tử.
Hiểu biết về tài chính có thể giúp bạn bắt kịp với lĩnh vực công nghệ tài chính đang phát triển, còn được gọi là “fintech”, và giúp bạn trở thành công dân thích hợp của xã hội hiện đại.
4. Bạn sẽ trở thành một người biết cách giải quyết vấn đề
Tài chính sẽ luôn được biết đến với các công thức, bảng tính Excel và các chỉ số. Nhưng nó cũng liên quan đến việc phân tích những con số này và biến chúng thành những hiểu biết kinh doanh hữu ích.
Ví dụ, hãy xem xét khái niệm giá trị và vai trò của nó trong các quyết định kinh doanh. Học tài chính sẽ dạy bạn cách hiểu sự khác biệt giữa giá cả và giá trị, cách tạo ra giá trị và cách tương lai ảnh hưởng đến giá trị ngày hôm nay.

Bên cạnh đó, học cách thu thập dữ liệu định lượng và sử dụng nó để giải quyết các vấn đề và đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn là một kỹ năng quý giá có thể phục vụ bạn trong sự nghiệp hiện tại và tương lai.
5. Tài chính theo bạn rời nhiệm sở
Mặc dù hiểu rõ tài chính là yếu tố quan trọng đối với công việc, nó cũng rất quan trọng đối với tình trạng tài chính của bạn kể cả khi bạn đã rời văn phòng. Chúng ta phải đối mặt với các quyết định tài chính, nhỏ và lớn, hàng ngày. Cho dù đó là chọn ăn ở nhà hay đặt bữa tối bên ngoài, trả phí tập thể dục một lần hay trả góp hàng tháng, hay có nên biến sở thích của bạn thành một công việc làm thêm, những lựa chọn này đều yêu cầu kiến thức cơ bản về tài chính.
6. Biết cách hoạch định, quản lý chi tiêu cá nhân, đầu tư hợp lý
Khi chúng ta học ngành Tài chính ngân hàng, chúng ta sẽ hiểu được giá trị của tiền theo thời gian, có những tư duy về tài chính và làm giàu, biết làm thế nào để chi tiêu cho hiệu quả…
Với những kiến thức cơ bản về quản lý tài chính mà bạn được trang bị, bạn có thể có những phương pháp, kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả từ đó tránh được những rắc rối trong cuộc sống thường ngày để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc.
Bạn cũng có thể hiểu được và đánh giá được những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi đem tiền đi đầu tư. Như vậy, thông qua đánh giá rủi ro và mức sinh lời của các cơ hội với nhau, chúng ta sẽ biết được cơ hội nào là tốt nhất, cơ hội nào là kém hơn và khi 1 cơ hội rủi ro như thế nào thì không nên đầu tư.
Từ đó, chúng ta có thể lựa chọn được cơ hội đầu tư theo hướng có lợi và hợp lý nhất, đảm bảo cho số tiền của chúng ta vừa có thể sinh lời ở mức độ chấp nhận được mà vẫn đảm bảo được an toàn.
7. Dễ xin việc
Ngành Tài chính ngân hàng là một ngành khá rộng, liên quan đến đến tất cả các hoạt động trong nền kinh tế, miễn là các hoạt động đó có sự vận động của tiền tệ.
Ở hầu hết các đơn vị, tổ chức đều có các vị trí về tài chính ngân hàng.

Do đó, cơ hội cho các bạn có việc làm là dễ dàng hơn so với nhiều ngành khác, nhất là lúc nền kinh tế đang vào thời kỳ phục hồi.
8. Mức lương luôn nằm trong TOP 10 ngành nghề có thu nhập cao nhất tại Việt Nam
Ngành Tài chính ngân hàng là ngành có thu nhập hấp dẫn nhất trong top các ngành nghề kinh tế hiện nay cùng chính sách đãi ngộ cực kỳ tốt cho nhân viên.
Thu nhập của những người làm trong ngành ngân hàng tương đối cao so với những ngành khác, đặc biệt là ở khu vực các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng nước ngoài, sẵn sàng chi trả mức lương cao từ 7.000-10.000 USD/ tháng cùng nhiều quyền lợi cho các chức danh giám đốc và phó giám đốc chi nhánh.
Các ngân hàng nội địa trong nước cũng không kém phần hấp dẫn khi đưa ra các quyền lợi cao như mua nhà, mua cổ phiếu cho nhân viên và chi trả mức lương 10.000 USD/tháng cho các vị trí quản lý.

9. Cơ hội có việc làm từ khi còn là sinh viên
Khi bạn học ngành Tài chính Ngân hàng, bạn có thể có nhiều cơ hội làm thêm về chuyên ngành mà lại có thể có thu nhập cao hơn nhiều ngành khác, ví dụ: cộng tác viên của ngân hàng, doanh nghiệp; làm bảo hiểm, nhân viên tư vấn tài chính, làm tại các công ty tài chính, công ty hỗ trợ và tư vấn tài chính; đầu tư chứng khoán cá nhân; mở 1 cửa hàng kinh doanh, thành lập công ty để kinh doanh,…

Trong đó có những vị trí làm thêm mà chúng ta có thể không phải vất vả và mất nhiều công sức mà vẫn có thể có nguồn thu nhập để có thể trang trải cho sinh hoạt và học tập của mình; đồng thời khi chúng ta được chấp nhận vào làm việc, chúng ta còn được đào tạo về những kỹ năng nghiệp vụ để chúng ta có thể làm tốt công việc.
Điều này là rất tốt cho sinh viên, khi mà ra trường, hầu hết nhà tuyển dụng đều đòi hỏi kinh nghiệm của sinh viên, và những cái chúng ta đã trải qua như đã nói ở trên đó chính là kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cần có.
10. Được làm việc tại các vị trí quan trọng trong nền kinh tế hoặc các đơn vị
Đối với một tổ chức tài chính thì vấn đề quan trọng nhất đó là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có lãi, mà để có lãi thì mỗi quyết định về tài chính của đơn vị đó phải luôn hiệu quả.
Đối với một nền kinh tế thì vấn đề lưu thông tiền tệ và ổn định lưu thông tiền tệ là một vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở để ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các mục tiêu khác của nhà nước.

Vì vậy, khi bạn làm việc tại các vị trí liên quan đến tài chính ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính, một cơ quan đơn vị, có nghĩa là bạn đang làm việc tại một trong những vị trí quan trọng nhất của đơn vị đó hoặc trong nền kinh tế.
Do đó, nếu bạn đang làm việc tại các vị trí liên quan đến tài chính thì bạn sẽ luôn được coi trọng, luôn được người khác ước mơ và có thể luôn được mức thu nhập và lương bổng cao hơn.
11. Ứng tuyển vào nhiều vị trí
Bất kể bạn muốn vào ngành gì, hãy bắt đầu sự nghiệp của mình ở vị trí tài chính ngân hàng. Đây là ngành học sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của mình. Bạn sẽ được làm việc với các ngân hàng và tổ chức tài chính. Những trải nghiệm đó sẽ giúp cho bản lý lịch của bạn trở nên hoàn hảo.
Bạn có thể lựa chọn làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào, doanh nghiệp nào tại bộ phận quản lý tài chính. Một số lựa chọn nghề nghiệp bao gồm ở mức độ cao hơn có thể kể đến như vị trí giám đốc ngân hàng đầu tư hoặc giám đốc tài chính, hoặc vai trò của nhà phân tích tài chính hoặc kinh doanh.

12. Những lợi ích khác
- Nắm bắt và cập nhật thông tin kinh tế hằng ngày
- Phong cách ăn mặc bắt mắt và làm việc chuyên nghiệp
- Môi trường làm việc hiện đại và năng động
- Cơ hội phát triển óc suy đoán và sự nhạy bén
- Được đào tạo chuyên nghiệp với nhiều cơ hội thăng tiến
- Cơ hội làm việc quốc tế và các chuyến du lịch nước ngoài
- Kế hoạch phát triển sự nghiệp lâu dài
Bạn có muốn cụ thể về lợi ích nào của ngành tài chính ngân hàng không?
Hãy comment bằng cách click vào nút bên góc trái phía dưới nhé. Bài viết này sẽ liên tục được cập nhật những thông mới nhất và đầy đủ nhất dành cho bạn.
Liệu Bạn Có Thật Sự Đam Mê Với Ngành Tài Chính Ngân Hàng Không?
Có thể bạn đang quan tâm và có hứng thú với Ngành Tài Chính Ngân Hàng.
Tuy nhiên, Ngành Tài Chính Ngân Hàng có thật sự là đam mê của bạn để theo lâu dài.
Hãy xem video này để hiểu đam mê thật sự là gì và cách để đi tìm được đam mê.
Bạn Không Nên Chọn Ngành Tài Chính Ngân Hàng
1. Mức độ cạnh tranh rất cao trong ngành tài chính ngân hàng
Tài chính ngân hàng là một trong những ngành có sức cạnh tranh và có sức đào thải rất cao. Dù đã được nhận vào làm nhưng nếu không hoàn thành được công việc thì bạn cũng sẽ bị out rất nhanh.
2. Học giỏi chưa chắc đã làm được việc
Trước hết là khi bước vào nghề, chúng mình lại sợ sức ép của đồng tiền.
Thứ 2 là sự sáng tạo. Kiếm tiền là một trò chơi của hàng triệu, hàng tỉ cái đầu đầy toan tính.
Không sáng tạo được thì chỉ có đi làm thu ngân. Mà làm thu ngân thì… Chẹp, nhìn thấy tiền đấy mà chả được cầm.
Thứ 3 là tính năng động. Ngoài kiến thức chuyên môn về tài chính, các bạn phải trang bị cho mình ti tỉ kỹ năng khác nữa đấy: Giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… Phải vào guồng mới biết nó khó thế nào.
3. Đầu ra về cơ bản là hẹp
Một lý do tuyệt vời để từ chối tài chính là vì nó có trọng tâm hẹp hơn, dù nó vẫn cho phép bạn có nhiều cơ hội việc làm.
Vì mức độ chuyên sâu nên bạn khó đạt được bằng cấp về tài chính, nên dù cho nó đảm bảo sẽ khiến bạn trở nên khác biệt giữa các ứng viên xin việc khác, hãy cân nhắc lại đi, KHÓ đấy.
4. Ngành học này đòi hỏi tính cách phù hợp
Để có thể làm nghề tài chính, bạn phải có tính hướng ngoại và ham học hỏi.
Mặc dù bạn cần phải giỏi toán, nhưng bạn cũng phải giỏi và nói chuyện với mọi người và trò chuyện thân thiện về nhiều chủ đề khác nhau.
Do đó, học vấn, trí tuệ và nhân cách đều được tính đến khi làm tài chính.
Ngoài ra, bạn phải là người ngoại giao và cân nhắc các mục tiêu, nguồn lực và lựa chọn của tổ chức hoặc khách hàng khi thảo luận về các lựa chọn của họ để đem lại tăng trưởng tài chính và hạnh phúc.
Do vậy, nếu bạn thấy không phù hợp về tính cách, tài chính không dành cho bạn.
Căn Bản Về Ngành Tài Chính Ngân Hàng
1. Kinh tế có 2 tính năng chính là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.
Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi, động cơ của người tiêu dùng, giá thành, lợi nhuận, v.v…
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế rộng hơn và những giá trị lớn hơn như lãi suất, GDP và các công cụ khác mà bạn hay gặp trong mục kinh tế của các tờ báo.
Kinh tế vi mô hữu ích hơn cho các nhà quản trị còn kinh tế vĩ mô có lợi hơn cho các nhà đầu tư.

2. Luật cung – cầu
Bất cứ khi nào nguồn cung tăng sẽ khiến cho giá giảm và cầu tăng sẽ làm giá tăng. Hãy suy xét một cách trực quan, bạn có thể thấy quy luật này đúng ở mọi nơi trên toàn cầu. Bạn có thể thấy rất rõ sự biến động của giá cổ phiếu liên quan chặt chẽ với cung cầu.
3. Hiệu dụng biên
Mỗi khi bạn có thêm 1 cái gì đó để sử dụng, giá trị của nó đối với bạn có thể giảm đi.
Vì vậy, 100 đô la sẽ có giá trị hơn khi bạn kiếm 1000 đô/tháng so sánh với 1 triệu đô/tháng. điều này được dùng rộng lớn trong việc cài đặt giá cả.

4. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Đây là một công cụ căn bản nhất để đo kích thước của 1 nền kinh tế.
Theo định nghĩa, GDP sẽ bằng tổng thu nhập của toàn bộ người dân trong 1 quốc gia hoặc tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong quốc gia đấy.
5. Tốc độ tăng trưởng
Sự phát triển của 1 nền kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP.
GDP là thước đo thu nhập của 1 quốc gia, nên tốc độ tăng trưởng GDP sẽ cho thấy thu nhập trung bình một người dân tăng lên bao nhiêu mỗi năm.

6. Lạm phát
Lạm phát (tính theo phần trăm) cho thấy mức độ tăng giá của hàng hoá so với năm trước.
Trong nền kinh tế phát triển, lạm phát hàng năm vào khoảng 2% – điều đấy có nghĩa rằng giá các món hàng tăng trung bình 2% mỗi năm.
Nhiệm vụ căn bản của Ngân hàng trung ương (NHTW) là quản lý tỉ lệ này và giữ nó ở 1 con số dương thấp.
7. Lãi suất
khi bạn cho ai đấy vay tiền, bạn mong đợi sẽ nhận được thêm một khoản tiền đền bù. Phần tiền này gọi là tiền lãi.
Lãi suất là 1 số dương phản ánh số tiền bạn có thể nhận được “thừa ra” so sánh với khoản ban đầu bạn cho vay.
Trong ngắn hạn, lãi suất thường được quy định bởi các NHTW. vào thời điểm hiện tại, nó gần tiến về mức 0. Về bền lâu, lãi suất sẽ do thị trường quyết định và phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát và các viễn cảnh của nền kinh tế. Những cơ chế NHTW dùng để kiểm soát lãi suất ngắn hạn được gọi là chính sách tiền tệ.
8. Những khái niệm khác
- Tài chính doanh nghiệp cơ bản
- Đọc báo cáo tài chính kinh tế
- Lập kế hoạch tài chính
- Quản lý tài chính công ty
- Quản lý tài chính cá nhân
- Quy định chia doanh thu
- ….

Học Ngành Tài Chính Ngân Hàng Ở Đâu Tốt?
Bạn không biết để giỏi trong ngành tài chính ngân hàng thì nên học ở đâu? Học trường đại học hay học ở trường cao đẳng,…
Bạn hãy xem video này:
Bạn có thể tham khảo thêm video này:
Tố Chất Và Kỹ Năng Cần Có
Có khả năng về tư duy logic toán học
Ngành Tài chính Ngân hàng là ngành học đòi hỏi sự tiếp xúc thường xuyên với các con số. Do đó, bạn cần có sự nhạy bén và có khả năng tư duy logic toán học để có thể nhanh chóng xử lý công việc.
Một người làm tài chính ngân hàng giỏi cần có khả năng tính toán, phân tích tư duy logic và đặc biệt là sự nhạy bén với các con số, trí nhớ tốt.
Có tính cần cù, tỉ mỉ và cẩn thận
Khi làm việc trong ngành ngân hàng, bạn cần tiếp xúc với con số, tiền bạc mỗi ngày. Chỉ một sai lầm nhỏ có thể kéo theo nhiều hệ lụy to lớn. Vì thế, để thành công trong nghề ngân hàng, bạn cần có sự cản trọng và tỉ mỉ. Hãy chính xác tuyệt đối trong từng con số.
Năng lực giao tiếp tốt
Với ngành nhạy cảm như tài chính, chỉ một vài thỏa thuận sai cũng có thể khiến công ty của bạn ở vào tình thế bất lợi. Để trở thành một nhân viên tài chính ngân hàng giỏi, bạn cần có năng lực giao tiếp, có sự quyết đoán và có kỹ năng thuyết phục người đối diện.
Có sức khỏe tốt
Ngoài ra, khi làm việc ngành Tài chính ngân hàng, bạn cũng cần có sức khỏe. Đây là ngành có môi trường làm việc căng thẳng với áp lực tương đối lớn, đòi hỏi sức bền và thần kinh tuyệt vời. Đặc biệt vào những mùa cao điểm. Do đó, bạn cần có một sức khỏe tốt để vượt qua những căng thẳng và áp lực.
Kỹ năng công nghệ thông tin tốt
Làm việc trong ngành ngân hàng, bạn cần có kỹ năng làm việc với máy tính tốt. Bất kỳ nghiệp vụ nào của ngành này cũng cần bạn biết cách sử dụng máy tính. Thậm chí, có nhiều nghiệp vụ bạn không thể thực hiện nếu không có máy tính.
Khả năng ngoại ngữ
Khi làm ngành ngân hàng, bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng người nước ngoài. Đặc biệt là trong thời buổi thương mại quốc tế phát triển như hiện nay. Điều này đòi hỏi bạn cần có khả năng ngoại ngữ tốt để trao đổi, ký kết hợp đồng.
Có sự đam mê và sáng tạo
khi trở thành một nhân viên chuyên ngành Tài chính ngân hàng thì công việc của bạn sẽ gắn liền với những con số và con số với mức độ thường xuyên và liên tục. Chính vì thế, đòi hỏi bạn phải có sự đam mê mới có thể duy trì được công việc. Ngoài ra, làm việc trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi bạn phải giao tiếp tốt, nhạy bén và đặc biệt là luôn sáng tạo trong mọi tình huống để có thể tiếp cận được và làm hài lòng khách hàng.
Chịu được áp lực công việc
khi phải tiếp xúc với những con số hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm sẽ tạo luôn đặt các nhân viên Tài chính ngân hàng vào trạng thái căng thẳng. Vì thế, bạn phải có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn và biết cách làm giảm áp lực trong cuộc sống thì bạn sẽ thành công.
Làm Sao Để Xây Dựng Con Đường Sự Nghiệp Trong Ngành
Bạn có thể tham khảo thêm về các loại công việc trong ngành tài chính ngân hàng:
Tổng quan những điều bạn cần biết về các vị trí công việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng p1
Tổng quan những điều bạn cần biết về các vị trí công việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng p2
Cách Chọn Ngành Nghề Chuẩn
3 tiêu chí để giúp bạn chọn ngành nghề chuẩn:
Nếu sau khi đọc xong bài viết, bạn vẫn còn nhiều băn khoăn và chưa chắc chắn mình có phù hợp với ngành tài chính ngân hàng hay không, hãy tìm hiểu về công nghệ Sinh trắc vân tay CAD
CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
Nguồn tham khảo: