Mục tiêu của bài viết này là để bạn có góc nhìn đa chiều về ngành nghề kiến trúc sư,
Những cái được và những cái giá phải trả để theo được nghề kiến trúc sư.
Bên cạnh đó bài viết cũng cung cấp thêm cho bạn những kiến thức căn bản nhất để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào sẽ có những gì
và gợi mở cho các bạn lựa chọn phù hợp và khôn ngoan nhất.
Kết thúc bài viết này, các bạn sẽ trang bị cho bản thân mình:
- Hiểu ngành kiến trúc là gì trong nhiều khía cạnh của cuộc sống
- Những cái được và những cái mất của nghề kiến trúc sư
- Những kiến thức khái quát về ngành để bạn hiểu rõ cuộc chơi bạn định bước vào
- Xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài với ngành kiến trúc hay không
Kiến Trúc Sư là gì
Kiến trúc sư: là người phân tích nhu cầu sử dụng của khách hàng, từ đó lên ý tưởng thiết kế về không gian, giải pháp cũng như cấu trúc của công trình đó. Kiến trúc sư là người tạo sự liên kết giữa con người với các công trình xây dựng lại với nhau. Công việc của kiến trúc sư là cung cấp dịch vụ giúp tạo ra một môi trường chức năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Tại sao nên trở thành kiến trúc sư
1. Yêu thích việc lập kế hoạch và quan sát quá trình dự án được hoàn thành
Bạn sẽ trở thành người đại diện đứng ra tổ chức và sắp xếp mọi thứ cho đến khi công trình được hoàn thành. Theo từng giai đoạn: bắt đầu – trung gian – kết thúc, bạn thấy được mọi khía cạnh trong quá trình hoàn thành dự án và tự hào về kết quả do chính đôi tay khối óc mình làm nên.
Mọi chi tiết quan trọng nhất của mỗi dự án đều phải qua sự quyết định của bạn.
Sẽ có những lúc bạn sẽ cảm thấy cực kỳ thất vọng, một vài công trình có thể mất đến nhiều năm, có khi bị dừng hoạt động đột ngột. Nhưng cũng sẽ có những lúc bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hạnh phúc và tự hào mỗi khi hoàn thành trọn vẹn một dự án.
Mỗi trải nghiệm của một kiến trúc sư đều cho bạn những bài học đắt giá.
2. Có đam mê với việc tạo dựng cuộc sống cho mọi người
Kiến trúc sư là công việc rất phù hợp với người có niềm say mê bất tận về việc tìm hiểu con người, văn hóa và bản sắc dân tộc của khắp nơi trên thế giới. Kiến trúc sư luôn hỏi bản thân những câu hỏi như:
“Những người ở Los Angeles hay New York đã sống như thế nào so với những thành phố khác của nước Mỹ ?”
“Người Việt đã sống như thế nào so với những người ở Châu Á, Châu Âu hay các khu vực khác trên thế giới nhỉ ?”
“Người giàu đã sống như thế nào so với người nghèo ?”
“Những người khuyết tật đã sống và tương tác với môi trường ra sao ?”
“Làm thế nào để kiến trúc trở nên thú vị dưới bàn tay con người ?”
“Những điều kiện địa lý và khí hậu ảnh hưởng đến họ ở mức độ nào ?”
“Bằng cách nào mà kinh tế, tôn giáo và tín ngưỡng thay đổi điều kiện sống của họ ?”
“Cách mà kiến trúc bị ảnh hưởng là như thế nào ?”
Bạn sẽ được thỏa thích khám phá khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu về con người và môi trường sống của họ.
3. Quan tâm đến các vấn đề môi trường
Bạn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.
Bạn có thể nhìn, cảm nhận và hiểu được những năng lượng của môi trường.
Bạn có sự ràng buộc với những đối tượng, công trình và không gian như khi bạn tiếp xúc với mọi người.
Một vài môi trường thậm chí còn ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn mà bạn không thể giải thích tại sao.
Bạn cũng có một trí nhớ hoàn hảo với hầu hết những địa điểm hay môi trường bạn từng trải nghiệm.
4. Vừa có thể khái quát, lại vừa có thể chuyên sâu.
Kiến trúc là một chủ đề rộng mà dường như bạn không thể hiểu hết về nó.
Tất cả các kiến trúc sư vốn dĩ được nhận định là những người khái quát. Họ biết mỗi thứ một chút về các chủ đề khác nhau để có thể hướng dẫn đội hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực.
“Kiến trúc là một nghề cần học hỏi, kiến trúc sư không nên cố gắng ghi nhớ tất cả mọi thứ mà chỉ thật sự cần biết nên tham khảo ở đâu cho các thông tin mà họ đang tìm kiếm”.
Nếu tiếp tục nghiên cứu, việc trở thành nhà chuyên môn là điều tất yếu. Các kiến trúc sư sẽ có một vài chủ đề mà họ yêu thích và tin tưởng bằng tất cả sự nhiệt huyết để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Ví dụ như: Phát triển bền vững, khả năng kết nối, thiết kế, render, giảng dạy, chi tiết hoá, xây dựng, vật liệu, lịch sử, hệ thống kỹ thuật, kinh doanh, chính trị … danh sách này có thể sẽ kéo dài mãi.
5. Được thỏa sức sáng tạo thiết kế mọi thứ
Thiết kế là một việc cần đưa ra quyết định. Những nhà thiết kế quyết định mọi thứ trong cuộc sống của họ. Mọi quyết định thể hiện cơ hội để thực hành trong quá trình thiết kế.
Liệu ngành kiến trúc có thật sự là đam mê của bạn ?
Có thể bạn đang quan tâm và có hứng thú với ngành kiến trúc sư.
Tuy nhiên, ngành kiến trúc sư có thật sự là đam mê của bạn để theo lâu dài.
Hãy xem video này để hiểu đam mê thật sự là gì và cách để đi tìm được đam mê.
thêm
Tại sao không nên trở thành kiến trúc sư
Bằng cách nhận thức sâu sắc về những mặt tối và cái giá phải trả, bạn sẽ có sự chuẩn bị và thuận lợi hơn khi bước qua những vấn đề mà kiến trúc sư đi trước đã trải nghiệm.
1. Luôn tiêu cực

“Ly nước chỉ đầy 1 nửa” là điều mà nghề kiến trúc sẽ dạy bạn. Luôn luôn có nhiều hơn những điều bạn có thể làm hay những cách để làm tốt hơn. Còn đồ án của bạn sẽ không bao giờ là hoàn hảo.
Nhiều người đã dồn hết tâm huyết vào một đồ án nhưng cuối cùng lại phải trải qua quãng thời gian mệt mỏi bởi những lời chỉ trích.
Áp lực công việc, sự ám ảnh khi có quá nhiều những dự án, kế hoạch trong cuộc sống sẽ khiến bạn thấy quá tải.
Bạn có sẵn sàng cho cái giá phải trả để trở thành kiến trúc sư?
Cái giá có thể là một mối quan hệ, cuộc sống xã hội, kéo dài thời gian sinh viên, hay áp lực về tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, thời gian sẽ là cái giá đắt nhất.
Nó sẽ không còn nặng nề nếu bạn biết rõ hướng mà bạn đang đi và chấp nhận cái giá phải trả.
2. Vấn đề về tiền bạc?

Có một sự khác biệt rất lớn khi so sánh lợi nhuận của nghề kiến trúc với các nghề khác. Khi mới vào nghề không những phải nhận mức lương thấp mà còn đòi hỏi cường độ làm việc cao.
Nhiều kiến trúc sư không nhận được mức lương xứng đáng cho đến khi họ trở thành đối tượng có kinh nghiệm hay có chứng chỉ hành nghề. Trong khi, điều này thường mất 7 đến 10 năm.
3. Không thật sự thiết kế

Thực tế đáng buồn là trong quá trình trở thành kiến trúc sư, nhiều sinh viên đã nhầm tưởng bản thân như một “Ngôi sao kiến trúc” khi được chủ động đưa ra các “quyết định” với đa dạng thể loại công trình trong các đồ án, nhưng lại không thật sự đối mặt với những vấn đề khắc nghiệt trong thực tế như kinh doanh, những quy tắc, khả năng xây dựng và cộng đồng.
Sinh viên mới tốt nghiệp thường chỉ thực hiện các công việc dưới sự chỉ đạo của người khác, trong bộ phận sản xuất của công ty, mà ít khi được đưa ra quyết định. Họ chỉ đơn giản là dành toàn bộ khoảng thời gian làm việc để hoàn thành nốt các thiết kế theo ý đồ của người khác.
4. Quá căng thẳng với toán học

Thời đại ngày nay, kiến trúc sư đang liên tục thực hiện các phép toán phức tạp mà không dùng đến máy tính.
Nếu đã từng vật lộn với toán học thì khi học Kiến trúc, bạn sẽ tiếp tục phải đối mặt với giải tích, vật lý, tĩnh học và cơ học kết cấu. Sau đó sẽ lại phải tiếp tục nghiên cứu để tính toán dầm, sàn, cột gỗ, thép và bê tông.
Kiến trúc sư làm các phép tính nhanh trong hầu hết thời gian. Nếu bạn không thể thích nghi với toán học, thì có lẽ kiến trúc không dành cho bạn.
5. Phải rất nỗ lực khi làm việc

Kiến trúc là một trong những ngành nghề cạnh tranh nhất, đây là điều dễ thấy và sẽ không bao giờ dừng lại. Người làm kiến trúc đòi hỏi phải rất nỗ lực và sáng tạo để cạnh tranh trong môi trường ngày nay.
6. Kiến trúc sư với giấy tờ hợp pháp

Hãy biết rằng, bằng tốt nghiệp kiến trúc chưa đủ để bạn trở thành Kiến trúc sư. Hơn nữa, nó cũng không hợp pháp để bạn cung cấp dịch vụ kiến trúc với khách hàng.
Kiến trúc sư thực hiện một trách nhiệm to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn và phúc lợi của công chúng. Xác định rõ bản thân là kiến trúc sư cũng tương tự gọi mình là bác sĩ, luật sư hay nhân viên cảnh sát.
7. kiến trúc sư không được sai sót

Thông thường thì vẫn liên tục có trục trặc cho các dự án, mọi thứ như rối tung những lỗi nhỏ trong các bản vẽ kiến trúc và biến chúng thành sự thay đổi rất tốn kém cho chủ đầu tư.
Các bản vẽ và thông số kỹ thuật sẽ rất khó để hoàn hảo vì có những lỗi rất nhỏ mà kiến trúc sư không ngờ tới.
Khi trình bày các bản vẽ thi công (để giao cho nhà thầu xây dựng), bạn cần dành nhiều thời gian kiểm tra bản vẽ cùng các thông số kỹ thuật để tránh việc chủ đầu tư sẽ bị choáng khi làm việc với nhà thầu.
8. Sự phũ phàng trong công việc

Có những điều kinh khủng thường xảy ra trong công việc.
- Đôi khi những người mà bạn đang cố gắng giúp đỡ sẽ chống lại bạn, đơn giản vì họ không quan tâm đến dự án của bạn.
- Chủ đầu tư quyết định không trả tiền và sẽ có những người cướp đi ý tưởng.
- Ý tưởng của bạn bị hạ thấp bởi những người không trân trọng nó.
- Nhà thầu tiếp cận chủ đầu tư và chỉ thẳng tay vào bạn. Cho dù bạn làm việc rất chăm chỉ với các dự án nhưng kết quả lại không được công nhận.
- Bạn có thể làm một dự án trong nhiều năm nhưng lại đột nhiên bị đưa vào xó tủ, và cuối cùng, chẳng bao giờ được xây dựng…
Những điều này hết sức bình thường và nó xảy ra với hầu hết mọi người.
9. Quá bi quan vào hành nghề

Rất nhiều kiến trúc sư đã không hành nghề thuận lợi, họ sẽ luôn nhắc nhở bạn về những cuộc hành trình dài khắc nghiệt phía trước.
Sẽ có nhiều người khiến bạn nản chí giấc mơ trở thành kiến trúc sư.
Những khái niệm căn bản khi làm kiến trúc sư
Kiến trúc sư có nhiệm vụ chuyển đổi nhu cầu sử dụng của người dùng vào các giải pháp mặt bằng, không gian, kĩ thuật của công trình; đồng thời tư vấn để cải tạo và đề xuất ra dây chuyền công năng mới cho người sử dụng.
Các Kiến trúc sư cũng dự đoán sự phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị.
Bên cạnh đó, kiến trúc sư là người phải có óc tổ chức thẩm mỹ nghệ thuật, nhằm đem lại vẻ đẹp hoàn hảo cho tác phẩm kiến trúc.
Kiến trúc sư cung cấp các giải pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kĩ thuật) cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.
- Kiến trúc sư chính là người có trách nhiệm đưa ra các phương án thiết kế, quy hoạch, nội thất… dựa trên các cơ sở về tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp công năng, kỹ thuật hay tính thẩm mỹ… cho công trình.
- Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư thường là ở giai đoạn đầu của dự án, các kiến trúc sư thường người chủ trì cho công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho từng công trình.
Kỹ sư công trình
Chuyên ngành này sẽ ít tập trung vào phần thiết kế và nghệ thuật mà sẽ chú trọng vào khía cạnh tính toán và kỹ thuật của công trình. Hay nói cách khác, kỹ sư công trình đặt nặng tính ứng dụng hơn nên thường có trách nhiệm đảm bảo công trình phải bền vững qua thời gian và hệ thống điện, thông khí hay làm mát phải hoạt động trơn tru. Vì không quá đề cao tính thẩm mỹ nên kỹ sư công trình thường làm việc cho các dự án không đòi hỏi tính độc đáo mà yêu cầu tính ứng dụng cao như cầu đường hay kênh rạch.
Thiết kế kiến trúc
Ngược lại với Kỹ sư công trình, Thiết kế kiến trúc lại tập trung hơn vào phần sáng tạo của công trình. Tất nhiên sự sáng tạo này vẫn phải đảm bảo tạo được không gian an toàn cho con người sinh sống và lao động. Chuyên ngành này sẽ cho bạn nhiều cơ hội để thỏa sức sáng tạo, kể cả những ý tưởng điên rồ nhất.
Thiết kế nội thất
Đúng như tên gọi, trong chuyên ngành Thiết kế nội thất bạn sẽ học cách sử dụng ánh sáng, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và nhiều yếu tố khác để tạo nên không gian bắt mắt và dễ chịu ở bên trong công trình. Mỗi dự án chắc chắn sẽ có yêu cầu khác nhau về phong cách bài trí nên bạn sẽ được học hết mọi cách thức đặt để các yếu tố nhằm tạo nên không khí phù hợp với từng nơi.
Thiết kế cảnh quan
Chuyên ngành này dành cho những ai có niềm yêu thích với thiên nhiên, cây cỏ hay các không gian ngoài trời như công viên hay phố đi bộ. Vì loại hình công trình này được sử dụng bởi nhiều người ở ngoài trời nên định hướng thiết kế sẽ có nhiều điểm khác biệt so với những dự án nhà ở cá nhân hay trung tâm thương mại. Thiết kế cảnh quan sẽ có sự phối hợp mật thiết với các lĩnh vực khác như nông lâm để đưa ra giải pháp về cây trồng, kỹ sư hệ thống lo liệu vấn đề cấp thoát nước hay thậm chí là điêu khắc để trang trí cho cảnh sắc thêm phần sinh động.
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị có vai trò kiểm soát toàn bộ kiến trúc của một khu vực hay lãnh thổ nhất định để không chỉ mỗi công trình riêng lẻ đẹp mắt mà nhìn tổng thể từ trên cao cũng phải mang tính thẩm mỹ. Các công trình cũng phải đạt tiêu chí không gây ảnh hưởng hoặc cản trở qua lại lẫn nhau mà phải hòa hợp trong hệ sinh thái chung. Xét về phạm vi ảnh hưởng thì Quy hoạch đô thị có lẽ là chuyên ngành bao trọn toàn bộ những cái tên phía trên.
Học Ngành Kiến Trúc Ở Đâu Tốt?
Bạn không biết để giỏi trong ngành kiến trúc thì nên học ở đâu? Học trường đại học hay học ở trường cao đẳng,…
Bạn hãy xem video này:
Bạn có thể tham khảo thêm video này:
Ai phù hợp với ngành kiến trúc sư
Quyết định trở thành kiến trúc sư là một lựa chọn khôn ngoan. Công việc này thú vị, mức lương thưởng tốt, đồng thời nó cho phép bạn cải thiện cuộc sống của những người xung quanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những tố chất, kiến thức cần thiết để trở thành một kỹ sư xuất sắc trong ngành kiến trúc.
Nếu bạn quan tâm đến ngành công nghiệp năng động và có nhịp độ nhanh này, dưới đây là những kỹ năng bạn cần có để nổi bật giữa đám đông!
Kiến thức xây dựng
Kỹ sư ngành kiến trúc cần có kiến thức về vật liệu, phương pháp và công cụ được sử dụng trong việc xây dựng hoặc sửa chữa các tòa nhà,… để phác thảo bản thiết kế.
Luật xây dựng
Ngoài các thông số kỹ thuật, ngân sách được phân bổ; kiến trúc sư cũng cần nắm rõ các quy định và chính sách của nhà nước liên quan đến vấn đề xây dựng.
Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm
Là một kiến trúc sư, bạn không chỉ làm việc với các con số, các bản vẽ,… mà hơn hết, bạn còn phải làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu, chính quyền địa phương, công nhân, đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng,…
Chính vì thế, bạn cần học cách giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
Sự cẩn thận, tỉ mỉ
Một cửa sổ đặt sai vị trí hoặc hệ thống ống nước được sắp xếp không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, dẫn tới sự chậm trễ và tốn kém tiền bạc. Chính vì vậy, bạn cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận khi muốn trở thành một kỹ sư xuất sắc trong ngành kiến trúc.
Khả năng logic toán học
Xây nhà đòi hỏi bạn phải đo đạc, tính toán và lựa chọn chất liệu phù hợp. Để trở thành một kiến trúc sư, bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc toán học, đặc biệt là hình học và đại số nâng cao.
Sự sáng tạo
Nếu bạn định dành cả sự nghiệp để thiết kế những công trình xây dựng nổi bật, bạn cần là một người sáng tạo, có sức tưởng tượng tốt. Chỉ có như thế, bạn mới mang đến những sản phẩm xây dựng đáng nhớ và khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Không cần giải thích dông dài thì ai cũng có thể hiểu Kiến trúc là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo cao để có thể làm nên những công trình độc đáo nhưng vẫn thiết thực. Cách đơn giản để xác định bạn có phải là một người sáng tạo là tự kiểm tra xem bản thân có thói quen tìm tòi các phương án mới để giải quyết vấn đề không. Đó có thể là cách giải Toán khác với bạn bè nhưng đáp án vẫn đúng. Đó có thể là hướng phân tích tác phẩm văn học độc đáo nhưng hoàn toàn thuyết phục. Hay chỉ đơn giản là luôn cố gắng thay đổi trong cách nói chuyện một cách linh hoạt để luôn là một người thú vị. Chỉ cần bạn cố gắng trau dồi và đổi mới ở một khía cạnh nào đó thì bạn đã có tố chất sáng tạo trong người.
Kỹ năng thiết kế
Là một kiến trúc sư, bạn cần thực hiện các bản vẽ; vì vậy, bạn không thể không biết thiết kế.
Tuy nhiên, kỹ năng thiết kế của một kiến trúc sư khác với kỹ năng thiết kế của một nhà thiết kế đồ họa.
Ngoài tính thẩm mỹ, bạn còn phải biết cách dung hòa vẻ đẹp và chức năng của công trình xây dựng.
Biết cách sử dụng phần mềm hiện đại
Mặc dù một số kiến trúc sư vẫn phác thảo kế hoạch xây dựng và thiết kế bằng bút và giấy; nhưng tốt hơn hết, bạn nên làm quen với các phần mềm thiết kế như CAD, BIM.
Những phần mềm này cho phép bạn lưu trữ, chia sẻ bản thảo với những bên có liên quan: chủ đầu tư, nhà thầu,… một cách dễ dàng.
Gu thẩm mỹ tốt
Các công trình không chỉ cần an toàn, vững vàng mà còn phải đẹp mắt nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị nên người học ngành Kiến trúc cần phải trau dồi mắt thẩm mỹ của bản thân. Điều này thì bạn có thể chủ động bổ sung bằng cách tham gia những lớp vẽ ngay từ cấp ba, vừa có thể giúp bạn nâng cao gu thẩm mỹ vừa góp phần cải thiện năng lực vẽ tay vốn cũng rất hữu ích trong lĩnh vực kiến trúc. Một số trường đại học có thể sẽ yêu cầu bạn nộp portfolio các tác phẩm vẽ trong vòng tuyển sinh nên học vẽ là một khoản đầu tư khôn ngoan để theo đuổi ngành Kiến trúc.
Bạn hiểu rõ chính mình.
Bạn nhận thấy mình có tính cạnh tranh, linh hoạt, kỷ luật, năng động hay bạn thực sự thích làm việc. Bạn luôn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng nắm bắt nó. Thậm chí là làm việc suốt đêm khi mọi người đã ngủ khi cần thiết, bạn vẫn sẵn sàng.
Đặc biệt, khả năng chịu áp lực (khi cần thiết) là kỹ năng không thể thiếu quan trọng nhất của một kiến trúc sư.
Làm Sao Để Xây Dựng Con Đường Sự Nghiệp Trong Ngành
Cách Chọn Ngành Nghề Chuẩn
3 tiêu chí để giúp bạn chọn ngành nghề chuẩn:
Nếu sau khi đọc xong bài viết, bạn vẫn còn nhiều băn khoăn và chưa chắc chắn mình có phù hợp với nghề kiến trúc sư hay không, hãy tìm hiểu về công nghệ Sinh trắc vân tay CAD
CAD – Sinh trắc học dấu vân tay của anh Nguyễn Hữu Trí sẽ giúp bạn:
- Khai phá bản thân: tìm ra được ĐIỂM ĐẶC BIỆT của TÍNH CÁCH và TIỀM NĂNG não bộ
- Giúp các bạn KHÁM PHÁ NHANH HƠN điểm mạnh bẩm sinh – điểm yếu cố hữu – ƯU THẾ CẠNH TRANH trong công việc
- Tìm ra cho mình PHƯƠNG PHÁP làm việc theo đúng SỞ TRƯỜNG
- Khám phá về 8 loại hình thông minh và biết mình sở hữu loại nào
- Nắm bắt thiên hướng phát triển ngành nghề theo đúng tiềm năng và sở thích, tìm ra CÔNG VIỆC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
Nguồn tham khảo: