Đa số chúng ta sẽ ít nhất một lần phải lấy dấu vân tay và rất nhiều lần nhìn thấy trên những thước phim hình sự cảnh điều tra viên đang cố gắng thu thập dấu vân tay tại hiện trường.

Khi xem các tình tiết như vậy bạn có thắc mắc rốt cuộc có bao nhiêu cách lấy dấu vân tay hay không? Và trên thực tế, những trường hợp nào cần phải cung cấp thông tin về dấu vân tay? Khả năng dấu vân tay biến mất xảy ra như thế nào?…Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Dấu vân tay là gì?

Dấu vân tay là tập hợp những đường vân gồ lên trên đầu ngón tay dưới dạng xoáy tròn đồng tâm, hình vòng cung xếp chồng hoặc sóng uốn lượn. Đặc biệt dù chúng ta có chung màu mắt, màu tóc, thậm chí ngoại hình y hệt nhau nhưng dấu vân tay là độc nhất ở mỗi người. 

Theo Sinh Trắc Học, vân tay con người được chia thành 3 chủng chính: Loop (phổ biến nhất với hơn 65% dân số thế giới) – Whorl (chiếm tỷ lệ 30-35%) – Arch (hiếm nhất chỉ với khoảng 5%). Mỗi chủng vân đại diện cho những nhóm tính cách khác nhau, đồng thời cũng chỉ ra điểm mạnh – điểm yếu – tiềm năng của mỗi người. Để tìm hiểu sâu hơn về sinh trắc vân tay bạn có thể đọc thêm bài viết TẠI ĐÂY.

dấu vân tay là những đường vân nằm trên đầu ngón tay ở mỗi người và bao gồm 3 chủng vân chính
3 chủng vân trên không chỉ đại diện cho tính cách ở mỗi người mà còn cho biết điểm mạnh – điểm yếu – tiềm năng của chúng ta

Bên cạnh nhận diện bằng mống mắt, mẫu máu,… dấu vân tay được xem là một trong những phương thức xác minh danh tính chính xác nhất hiện nay. Vậy trong trường hợp nào chúng ta cần lấy dấu vân tay? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo sau đây nhé!

Trường hợp nào cần lấy dấu vân tay?

Về cơ bản, có 3 trường hợp cần lấy dấu vân tay:

về cơ bản có 3 trường hợp cần lấy dấu vân tay và đại đa số chúng ta đều sẽ phải lấy dấu vân tay ít nhất một lần trong đời
Đại đa số chúng ta đều ít nhất một lần trong đời phải lấy dấu vân tay

Dấu vân tay ở mỗi người là khác nhau, có người vân nổi rất dễ lấy dấu, có người đầu ngón tay mỏng, mịn với vân chìm khó lấy được dấu vân tay hoàn chỉnh. Lý giải cho sự khác biệt này ta có thể quan sát thấy: 

Tuy nhiên bằng nhiều thủ pháp, chúng ta vẫn lấy được mẫu vân tay bằng nhiều cách khác nhau.

Top 5 cách lấy dấu vân tay hiệu quả

Top 1: Sử dụng mực in/bột than lăn dấu vân tay

Đây là cách đơn giản nhất được sử dụng phổ biến khi làm thủ tục các loại giấy tờ quan trọng. 

Tuy nhiên mặc dù dễ thực hiện và chi phí vô cùng rẻ nhưng phương pháp này chỉ hữu dụng đối với những người có bề vân nổi. Ngược lại với người có dạng vân mỏng chìm gần với bề mặt da sẽ khó để lấy được dấu hoàn chỉnh, kèm theo hình in ra cũng khá mờ. 

Trường hợp dấu vân tay mỏng khó lấy có thể đem đầu ngón nhúng vào nước lạnh, một thời gian sau da sẽ sần lên, lúc đó việc in dấu vân tay sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 

lăn dấu vân tay là phương pháp lấy dấu vân tay đơn giản và phổ biến nhất hiện nay
Lăn dấu vân tay thường thấy khi chúng ta đi làm các loại giấy tờ thủ tục liên quan đến thông tin cá nhân như CCCD, hồ sơ thi cử,…

Top 2: Scan lấy dấu vân tay 

Có 2 dạng scan dấu vân tay thường gặp:

Hiện nay scan vân tay bằng máy là phương pháp tối ưu nhất vì độ chính xác cao và lưu trữ thông tin tốt. Đặc biệt những người có vân nhuyễn, chìm sát nên chọn cách scan bằng máy để cho ra kết quả tốt nhất.

scan dấu vân tay là cách lấy dấu vân tay vừa nhanh chóng vừa tiện lợi
Scan dấu vân tay cho thấy lợi thế ở chỗ lưu trữ thông tin tốt và thực hiện nhanh chóng

Top 3: Dùng bột lưu vân tay

Đây được xem là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ quá trình truy vết bằng cách phủ một lớp bột vào những nơi nghi có bám dấu tay. Những hạt bột mịn này sẽ làm các dấu vân chìm biến thành vân nổi, sau đó cảnh sát sẽ tiến hành chụp ảnh hoặc lưu mẫu bằng băng dính. 

Tuy nhiên trong trường hợp hiện trường ẩm ướt thì bột lưu vân tay sẽ không thể dùng được. Ngoài ra việc tính chất của các loại bột có thể làm hư hại chứng cứ có liên quan tại hiện trường nên phương pháp này cần được cân nhắc khi thực hiện. 

bột lưu vân tay thường được dùng trong điều tra án
Bột lưu vân tay chỉ phát huy tác dụng trên các bề mặt khô ráo

Top 4: Chiếu sáng phát hiện dấu vân tay

Sử dụng tia laser hoặc đèn LED với dải bức xạ cố định quét lên hiện trường có khả năng bắt được hình vân tay bám trên đồ vật như cầu thang, chân ghế,… mà không làm hư các chứng cứ khác.

Tùy vào điều kiện môi trường xung quanh, người phụ trách sẽ điều chỉnh phổ màu, cường độ chiếu sáng của đèn khác nhau để làm nổi bật dấu vân tay còn lưu lại.

dấu vân tay sẽ phát sáng dưới ánh đèn led đặc biệt
Đèn chiếu sáng là một trong những phương pháp thường thấy trong điều tra hiện trường tìm kiếm dấu vân tay

Top 5: Sử dụng các loại hóa chất

Tùy thuộc vào bề mặt đồ vật sẽ có các loại hóa chất tương ứng giúp chúng ta phát hiện ra dấu vân tay như: 

một số loại hóa chất đặc biệt cũng giúp ích trong việc lấy dấu vân tay
Hóa chất kết hợp với chiếu sáng có thể khiến các dấu vân chìm hiện lên rõ ràng

Mất dấu vân tay, bạn đã gặp chưa?

Như chúng ta đã biết dấu vân tay là độc nhất và theo ta suốt đời. Tuy nhiên trong quãng đời dài như vậy, có những lúc dấu vân tay lại “biến mất tăm” ở một số người! 

Đúng rồi đấy bạn đọc không nhầm đâu. Chính là khi dù nhìn chằm chằm vào đầu ngón tay chúng ta không thể nhìn thấy bất kỳ đường vân nào, thậm chí khi lăn tay hay scan bằng máy cũng không còn nhận diện được dấu vân tay nữa.

Tại sao lại có trường hợp như vậy? Đơn giản vì vân tay cũng là một phần của da nên nếu lớp da ở đầu ngón tay xảy ra vấn đề thì vân tay chắc chắn bị ảnh hưởng trực tiếp. Chưa kể lớp da ở đầu mỗi ngón còn mỏng hơn ở những bộ phận khác trên cơ thể nên càng dễ bị tổn thương hơn. 

mất dấu vân tay là điều hoàn toàn có thể xảy ra
Mất dấu vân tay là điều hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta!

Phải làm gì khi chúng ta bị mất dấu vân tay?

Ngay bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu nguyên do nào khiến các dấu vân tay biến mất và cách khắc phục chúng nhé:

phải làm gì khi mất dấu vân tay
Nếu không có dấu vân tay chúng ta sẽ được ghi nhận thông tin nhận dạng thay thế

Dấu vân tay là một phần rất quan trọng với mỗi chúng ta, nó ẩn chứa các thông tin liên quan đến tính cách con người và xác minh nhận dạng. Vì vậy hãy cố gắng bảo vệ “dữ liệu nguồn” này tốt nhất có thể nếu bạn không muốn gặp phiền toái trong việc làm hồ sơ thủ tục hay máy chấm công….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *