“Mẹ ơi hôm nay trên trường vui lắm để con kể cho mẹ nghe…”

“Mẹ ơi bài văn của con được cô giáo khen hay nè mẹ, 10 điểm luôn!”

“Bố ơi con xem trên TV thấy chú kia làm như vậy là sẽ được á, hay bố làm theo thử xem sao…”

Bố ơi nay con học được từ tiếng Anh mới nè, con đọc xong bố nói lại nha nha…”

….

Có đôi khi bạn phải kinh ngạc vì sự thông minh và lém lỉnh của con trẻ. Nhưng bạn có thắc mắc vì sao chúng nhỏ tuổi như thế mà lại rất có năng khiếu về ngôn ngữ hay chưa? Hoặc bạn nhận ra đã đến lúc con mình cần phải rèn luyện thêm về kỹ năng giao tiếp vì trông nó nhút nhát quá! Thì đây, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cái gọi là hoạt ngôn, lanh lợi, “nhanh mồm nhanh miệng”, “bà cụ non”,… trong cùng một khái niệm mang tên TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ.

Tại sao gọi là trí thông minh ngôn ngữ?

Trước khi giải thích về khái niệm trí thông minh ngôn ngữ chúng ta cần hiểu như thế nào được xem là thông minh.

Mỗi người sẽ có định nghĩa về hai từ “thông minh” khác nhau. Nếu phương Tây thông minh chỉ tính nhanh nhạy về mặt khoa học, thì phương Đông nghiêng về sự khôn khéo trong cách hành xử. Vô hình chung, tất cả đều chỉ năng lực tổng hợp của một người biểu hiện bằng suy nghĩ và hành động ứng phó với môi trường xung quanh. Điều này có nghĩa THÔNG MINH là một dạng rèn luyện, có thể được học hỏi và bồi đắp bởi trải nghiệm của mỗi người. 

Thông minh chứa 1% năng khiếu và bạn phải nỗ lực rèn luyện 99% còn lại để có một tài năng trọn venThông minh chứa 1% năng khiếu
Thông minh chứa 1% năng khiếu và bạn phải nỗ lực rèn luyện 99% còn lại để có một tài năng trọn ven

Tuy nhiên, một số người trí thông minh lại đặc biệt trội về tư duy logic, vận động, âm nhạc, hình ảnh,… hay ngôn ngữ. Vậy nên có thể hiểu TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách thuần thục, nhạy bén, tinh tế để giải quyết các vấn đề xảy ra trong đời sống như tranh luận, học tập, giảng dạy,…

Sức mạnh của trí thông minh ngôn ngữ

Một người mạnh về trí thông minh ngôn ngữ sẽ làm được gì? 

sức mạnh ngôn từ ở người thiên về trí thông minh ngôn ngữ
Người mạnh về trí thông minh ngôn ngữ có khả năng dẫn dắt người khác chỉ bằng lời nói

Giúp con rèn luyện trí thông minh ngôn ngữ cha mẹ phải làm gì?

Không riêng gì trí thông minh ngôn ngữ, mà bất cứ loại thông minh nào nếu được đầu tư rèn luyện mỗi ngày đều sẽ giúp bạn đạt được một TÀI NĂNG nào đó trong tương lai. Và điều tiên quyết ở đây là bạn phải nhận biết được khả năng đặc biệt của con sớm nhất có thể để lên kế hoạch rèn luyện đúng cách.

Cách nhận biết con có trí thông minh ngôn ngữ vượt trội

Vậy làm sao để kiểm tra xem con mình có vượt trội về trí thông minh ngôn ngữ hay không? CAD đề xuất một số cách nhận biết sau:

biểu hiện của trẻ có trí thông minh ngôn ngữ vượt trội
Tập nói và nói thành thạo sớm là biểu hiện đầu tiên của trí thông minh ngôn ngữ ở trẻ

Phát triển năng lực trí thông minh ngôn ngữ

Bất kể trội nhiều hay ít, dù là năng lực nào nếu không được rèn luyện và sử dụng liên tục thì sẽ dần bị mài mòn. Trí thông minh ngôn ngữ là một trong 8 loại thông minh rất quan trọng trong đời sống, vì vậy nếu con bạn mạnh về trí thông minh này thì đó là điều rất đáng quý và bản thân phụ huynh cần tạo điều kiện cho con có không gian phát triển. Lấy ví dụ:

để dẫn dắt con trẻ phụ huynh cần kiên nhẫn
Không chỉ trí thông minh ngôn ngữ, kiên nhẫn là chìa khóa dẫn dắt con trẻ tốt nhất

Tips dạy học cho người thiên về trí thông minh ngôn ngữ

Ngoài sự theo sát của phụ huynh, giáo dục của Thầy/Cô cũng là một phần vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí thông minh ngôn ngữ ở trẻ.

Cách truyền tải giao quyền chủ động

Đầu tiên, Thầy/Cô cần phải hiểu rằng những đứa trẻ thiên về trí thông minh ngôn ngữ luôn muốn được nói, được tranh luận. Vì vậy điều Thầy/Cô cần làm ở đây là tạo cơ hội, khuyến khích trẻ trình bày ý kiến của mình trước mọi người. Sau đó hãy giao quyền chủ động bằng cách để trẻ tự dẫn dắt câu chuyện của mình, điều phối lớp học theo hướng dẫn của bạn. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy mình được trân trọng, được hỗ trợ, được sự ủng hộ từ giáo viên và rồi sẽ ngày càng tự tin hơn vào năng lực của mình. 

Thay vì học theo cách truyền thống là ghi chép hãy phân nhóm thuyết trình, đóng kịch theo tình huống truyện. Điều này vừa giúp tăng khả năng tư duy, nghiên cứu tài liệu, vừa tạo môi trường rèn luyện khả năng trình bày, phối hợp theo nhóm.

Ngoài ra hãy thử phát động các cuộc thi làm báo tường, sáng tác văn thơ, góc nhật ký lớp, câu chuyện lớp học,… để trẻ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình.

trao quyền chủ động để rèn luyện trí thông minh ngôn ngữ
Trao quyền chủ động giúp trẻ tự tin vào chính mình

Tạo động lực tự phát triển bản thân

Cách tạo động lực tốt nhất cho trẻ chính là để chúng hiểu việc mình làm giúp ích như thế nào cho người khác. Khi nhìn thấy giá trị mà mình mang lại, tự khắc trẻ sẽ cảm thấy bản thân “to lớn”, chúng bắt đầu học cách tạo uy tín và chịu trách nhiệm. Ví dụ như hãy khuyến khích trẻ học nhóm, chỉ dẫn bạn cùng lớp, ghi nhật ký lớp học,… kèm theo Thầy/Cô hãy giải thích, chứng minh giá trị mà bản thân học sinh có thể mang lại nếu hoàn thành tốt công việc. 

Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức khen thưởng, vinh danh đối với những cá nhân xuất sắc để tạo động lực cho các bạn phấn đấu nhiều hơn nữa.

rèn luyện tính trách nhiệm cho trẻ mạnh về trí thông minh ngôn ngữ
Khi cảm thấy mọi điều bản thân làm đều xứng đáng trẻ sẽ mong muốn hoàn thanh nó tốt hơn

Thế mạnh về trí thông minh ngôn ngữ phù hợp với nghề gì?

Trí thông minh ngôn ngữ có biểu hiện dễ thấy nhất là sức mạnh ngôn từ đầy lôi cuốn. Vì vậy những người có thế mạnh về thông minh ngôn ngữ sẽ phù hợp với các công việc như content marketing, MC, phóng viên, biên tập viên, luật sư, diễn viên, phiên dịch viên, nhà văn, nhà thơ, diễn giả, giáo viên,nhân viên bán hàng,…Tuy nhiên để làm tốt một công việc và đạt được thành công từ nó thì chỉ mạnh về thông minh ngôn ngữ thôi là chưa đủ. Đơn giản vì mỗi ngành nghề ở mỗi giai đoạn sẽ đòi hỏi chúng ta có những năng lực phù hợp. Ví như ngoài giao tiếp tốt, bạn còn cần biết một môn thể thao nào đó để ngoại giao, học thêm về công nghệ thông tin để bắt kịp thời đại,… 

trí thông minh ngôn ngữ thôi là chưa đủ
Để thành công trong một lĩnh vực, trẻ cần được rèn luyện trên nhiều phương diện chứ không riêng gì trí thông minh ngôn ngữ

Nếu không thuộc trí thông minh ngôn ngữ, phải làm sao?

Đến đây, bạn hẳn biết rằng trội về trí thông minh ngôn ngữ là một điều rất tuyệt vời. Nhưng thực tế có rất nhiều loại trí thông minh chứ không riêng gì năng lực ngôn ngữ. Và chắc chắn một điều rằng nếu trẻ không trội sẵn về mặt thông minh ngôn ngữ thì bạn hoàn toàn có thể tạo cơ hội cho con rèn luyện để đạt được năng lực này. Tuy vậy, đầu tiên bạn cần phải xác định chính xác năng lực của con là gì để có định hướng phát triển đúng đắn nhất. Đáng tiếc là chỉ quan sát thôi chưa đủ và thậm chí chúng ta còn không có nhiều thời gian ở cạnh con mình, vì vậy ta cần một phương pháp nhận biết tối ưu hơn.

cần hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu của trẻ để có phương pháp rèn luyện tối ưu
Xác định rõ điểm trội của con trẻ để rút ngắn thời gian thành thạo một kỹ năng

Nếu đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này bạn có thể tìm hiểu về Sinh trắc vân tay – giải mã chủng vân khám phá bản thân bằng khoa học thực nghiệm. Phương pháp này không những giúp bạn tìm ra năng lực trội của con là gì, mà còn biết được điểm mạnh tiềm ẩn bên trong con bạn cũng như các điểm yếu đi kèm. Hãy nhớ rằng: “Xác định càng sớm, kế hoạch càng nhanh thì thành công càng lớn” bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *