✅ Chỉ số CQ – chỉ số sáng tạo là một trong số các chỉ số thông minh, thể hiện cho mức độ sáng tạo của một người so với những người khác.
“Sáng tạo” tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, giúp cho chúng ta ngày càng tiến bộ hơn. Đồng thời, sự sáng tạo cũng làm cho mọi thứ trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Bạn nếu còn mơ hồ về chỉ số này, hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số CQ là gì?
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về các chỉ số thông minh rồi thì khái niệm về CQ sẽ không còn xa lạ nữa. CQ hay Creative Quotient là một loại của chỉ số thông minh, nó đại diện cho khả năng sự sáng tạo của một người.
Vậy sáng tạo là gì?
Theo Steve Jobs, sáng tạo là sự kết nối các thứ xung quanh chúng ta lại với nhau. Nếu chúng ta hỏi về sự sáng tạo của một người, thì có thể bản thân họ cũng không biết, vì đó đơn giản là thế giới quan của họ.
Hoặc đơn giản hơn, sáng tạo chính là việc đưa ra những ý kiến, suy nghĩ, hay phát minh mới của một người. Đó cũng chính là khả năng kết nối mọi thứ lại với nhau để đưa ra góc nhìn của họ, mà theo chúng ta thấy, thì đó là một cái mới, chưa từng có và chúng ta gọi là sự sáng tạo. Và đó cũng chính là nguồn gốc cho các phát minh vĩ đại trong tương lai.

Sáng tạo cũng được xem như một loại năng lực của một người. Đó có thể là bẩm sinh, hoặc có thể là đích đến của ai đó, hoặc cũng có thể là do quá trình không ngừng rèn luyện bản thân mà thành.
Và để phục vụ cho việc đo lường được sức sáng tạo thì người ta dùng đến chỉ CQ.
Đặc điểm nổi bật của người CQ cao
Có rất nhiều đặc điểm đặc trưng của những người có chỉ số sáng tạo cao. Dưới đây là một số đặc trưng nổi bật của họ.
Thể hiện bằng hình ảnh
Những người có CQ cao thường thể hiện những ý tưởng của mình thông qua một bức ảnh, hay chỉ vài đường nét trên giấy. Hình vẽ càng rõ ràng thì nghĩa là ý tưởng ấy càng sáng tỏ.
Do đó, nếu bạn là người có thói quen thể hiện ý tưởng của mình bằng hình ảnh, thì chúc mừng bạn, chỉ số CQ của bạn không tồi đâu.
Đặt câu hỏi từ những giả định của bản thân
Những giả định, những điều không tồn tại mới là điểm hướng đến của những người có trí sáng tạo cao. Đó là sự khởi đầu cho những phát minh, những ý kiến mới, đưa những điều từ “giả định” vào “thực tế”.
Bạn sẽ thường bắt gặp những người có CQ cao luôn đặt những câu hỏi “tại sao?”. Đừng nghĩ họ không hiểu biết. Mà họ chỉ đang tò mò. Đó là điều quan trọng của một người CQ cao.

Chấp nhận mọi sai lầm
Ý kiến, ý tưởng mới đến từ người CQ cao là rất quan trọng để có được sự phát triển sau này. Tuy nhiên, những điều này được đưa ra chắc chắn đúng. Và với người có CQ cao thì họ chấp nhận những sai hỏng đó, và sẽ không từ bỏ niềm tin vào chúng, kể cả có chịu áp lực từ dư luận đi chăng nữa.
Chỉ số CQ được ứng dụng như thế nào?
Ngày nay, có nhiều bài kiểm tra online có thể giúp bạn nhanh chóng biết được chỉ số CQ của mình là bao nhiêu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, cũng như một nguồn tham khảo cho bạn trong việc chọn nghề nghiệp tương lai, hay trong cách mà chúng ta sống mỗi ngày.
- Trong nghề nghiệp
Nếu bạn có CQ cao và mong muốn theo đuổi những ngành nghề mang đặc thù của sự sáng tạo thì những ngành như ca sĩ, hoạ sĩ, kiến trúc sư, điện ảnh, … là dành cho bạn đó.
Những ngành nghề này đòi hỏi sự sáng tạo cao. Đó là một điểm mạnh của bạn, đồng thời cũng là một yêu cầu đặc trưng của công việc khiến bạn buộc phải sáng tạo và không ngừng hoàn thiện hơn mỗi ngày.

- Trong cuộc sống thường nhật
Nếu như bạn biết cách vận dụng, bạn có thể khiến cho cuộc sống của mình tràn ngập màu sắc và thú vị không kém. Chẳng hạn như sáng tạo một nơi làm việc thuộc về bạn, sáng tạo cho mình một chiếc áo phù hợp nhất,… đâu đâu cũng cần sự sáng tạo. Và đó là sân chơi của riêng bạn. Hãy tận hưởng chúng!
Làm sao để rèn luyện trí sáng tạo
Khả năng sáng tạo của mỗi người là không giới hạn, chỉ là bạn có biết cách để đưa chúng ra ánh sáng hay không thôi. Và chúng mình sẽ giới thiệu qua các cách có thể thể giúp bạn nâng cao được sức sáng tạo của mình.
Thư giãn
Hãy cho mình một khoảng lặng, tách biệt khỏi những ồn ào của thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ lắng nghe được bản thân bạn đang cần gì, đang muốn gì. Khi đó, bạn mới có thời gian chăm chút cho sự sáng tạo của mình.
Một chút thời gian cho những hoạt động mới mà bạn vừa nghĩ ra, một chút thời gian cho những trang sách, hay một chút thời gian để lắng nghe một bản nhạc cổ điển,… Một bản nhạc cổ điển mang lại lợi ích nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Hãy tận hưởng chúng một cách trọn vẹn nhất. Đó cũng là lúc sức sáng tạo của bạn phát huy một cách mạnh mẽ nhất.

Xem thêm: 36 câu hỏi giúp bạn hiểu bản thân mình.
Ghi lại những ý tưởng mới
Bạn có từng gặp tình huống rằng, khi bạn mới suy nghĩ ra một điều gì đó mới mẻ, nhưng sau đó lại quên đi và không cách nào nhớ lại được? Vâng, đó là lúc bạn nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ riêng, chỉ để ghi ra những ý tưởng chợt “loé sáng” trong đầu bạn.
Không cần quá chi tiết, nhưng hãy ghi ra. Điều đó giúp bạn không lãng quên và sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau đó. Và điều đó khơi gợi cho những ý tưởng mới tiếp theo.
Rèn luyện hằng ngày
Bạn sáng tạo được một ngày, nhưng điều đó không có nghĩa, khả năng sáng tạo của bạn đã tăng cao và không sụt giảm. Chỉ số CQ hay chỉ số sáng tạo chỉ có thể duy trì và nâng cao nhờ vào quá trình luyện tập hằng ngày của bạn.

Dừng chỉ trích bản thân
Rất hiếm xuất hiện một người hoàn toàn không lỗi sai, một người hoàn hảo. Cho nên cũng đừng tự dằn vặt mình mãi hoặc tự trách cứ bản thân mình trong thời gian dài. Điều đó là một yếu tố cản trở cho sự sáng tạo của bạn đó.
Môi trường cho phép sự sáng tạo
Thúc đẩy sự sáng tạo không chỉ đến từ cá nhân mà còn phụ thuộc vào môi trường mà cá nhân đó lớn lên, học tập và phát triển. Trong đó, vai trò của những người thầy, cha mẹ, thậm chí là cả tổ chức nơi một cá nhân sẽ ở, học tập và làm việc là rất quan trọng. Chúng ta cần tạo môi trường nơi có thể thoải mái thể hiện trí tưởng tượng, sáng tạo và chấp nhận sự sáng tạo.

Tổng kết
Sáng tạo là bước khởi động cho những sự phát triển, đổi mới trong cuộc sống của chúng ta. Nó là khả năng của một người. Và mức độ của sáng tạo sẽ được biểu diễn qua chỉ số sáng tạo (CQ). Chỉ số này có thể đến từ bẩm sinh, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là từ quá trình rèn luyện mà thành.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn nâng cao, rèn luyện cũng như khai phá sức sáng tạo còn tiềm ẩn trong bạn. Hãy lựa chọn một phương pháp phù hợp cho riêng mình.
Chúng ta cần hiểu rằng sự sáng tạo không phải được hình thành trong ngày một ngày hai, mà chúng là cả quá trình tích luỹ kinh nghiệm trong thời gian dài. Cho nên, đừng ngần ngại mà cho phép những đứa trẻ của chúng ta được sáng tạo và hãy chấp nhận những sáng tạo của chúng. Sau này, chúng ta sẽ bất ngờ với khả năng của chúng đấy.
Xem thêm: 8 loại trí thông minh