Có bao giờ bạn “phát điên” vì gặp phải đứa mỗi khi học bài đều phải đọc to vanh vách, đi vòng qua vòng lại đến chóng mặt trong khi bạn cần sự im lặng để tập trung chưa?

Lúc đó vừa bực, vừa cáu rồi thầm nghĩ: “Bộ nó không im lặng được hay gì!!! Sao cứ phải mở miệng đọc mới chịu, sợ người ta không biết mình đang học bài à??”

Haizz….rồi nó có bỏ không? 

KHÔNG nó vẫn đọc rất chi là to!

Và rồi….

Mãi cho đến khi bạn được khai sáng bởi một khái niệm mang tên VAK – lúc ấy bạn mới hiểu: “Ồ hóa ra là vậy!!”

Rốt cuộc VAK “thần thánh” đến mức nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn sáng tỏ…

Mô hình học tập VAK là gì? Nghe tưởng lạ hóa ra quen!

VAK là một mô hình học tập do Walter Burke Barbe thiết kế và được phát triển hoàn thiện bởi Neil Fleming. Thuật ngữ VAK dường như còn khá mới lạ ở Việt Nam, tuy nhiên có lẽ trong học tập chúng ta đã vô tình áp dụng chúng mà không hề hay biết!

Tại sao lại nói như vậy? Chính vì VAK là chữ viết tắt của 3 phương pháp: VISUAL – AUDITORY – KINESTHETIC học tập  thông qua Hình ảnh – Âm thanh – Vận động.

Bộ 3 phương pháp học tập theo mô hình VAK
Bộ 3 phương pháp học tập theo mô hình VAK

Có thể thấy đây là một phương pháp học có điểm khác biệt khá lớn so với cách học truyền thống. Việc áp dụng VAK sẽ mang đến hiệu quả tích cực:

Vậy cụ thể đặc trưng của từng phương pháp trong mô hình VAK được diễn đạt như thế nào? Cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo để HIỂU ĐÚNGVẬN DỤNG PHÙ HỢP với mỗi người nhé!

Giải mã VAK bằng 3 phương pháp học hiệu quả

Để giải mã mô hình VAK, chúng ta cùng tìm hiểu lần lượt 3 phương pháp học sau đây. Và đừng quên để ý xem bản thân bạn đang nằm ở đâu trong 3 xu hướng này nhé! 

VAK hình ảnh làm tâm – Visual Learners

Visual Learners – phương pháp học tập bằng hình ảnh, tiếp thu nhanh, nhớ lâu nhờ ấn tượng màu sắc hay hình họa. 

Giả sử nếu sách giáo khoa đơn điệu khiến bạn nhàm chán và không có hứng học bài; nếu bạn dễ dàng bị thu hút bởi những quyển tạp chí sắc nét, những bức tranh hài hước,… thì có lẽ bạn thuộc tuýp Visual Learners.

Đặc tính của phương pháp học Visual Learners 

Như đã nói ở trên, người học theo xu hướng Visual sẽ có những đặc tính sau:

VAK_VISUAL LEARNERS - Hình ảnh làm tâm
VAK_VISUAL LEARNERS – Hình ảnh làm tâm

Làm cách nào để vận dụng tốt Visual Learners? 

Để phát triển và vận dụng Visual Learners trong học tập, bạn có thể làm theo những tips sau:

VAK_VISUAL LEARNERS - Hình ảnh làm tâm
VAK_VISUAL LEARNERS – Hình ảnh làm tâm

VAK âm thanh làm gốc – Auditory Learners

Nhạy cảm với âm thanh là điều đầu tiên khi nói về người theo hệ Auditory. Những người này khác với nhóm Visual chuyên nhìn, họ chuyên nghe và từ lắng nghe để hiểu rồi ghi nhớ. Hiểu một cách đơn giản là lấy ÂM THANH LÀM GỐC. 

Auditory Learners – từ âm thanh đến trí nhớ

Để hình dung về cách học tập này, chúng ta cùng điểm qua một vài đặc trưng cơ bản của nhóm Auditory Learners này nhé:

VAK_AUDITORY LEARNERS - Âm thanh làm gốc
VAK_AUDITORY LEARNERS – Âm thanh làm gốc

Vận dụng tốt Auditory Learner để học tập hiệu quả hơn

Từ đặc trưng trên, chúng ta có thể áp dụng các cách sau đây để học tập hiệu quả hơn đối với nhóm Auditory Learners:

VAK vận động để ghi nhớ – Kinesthetic Learners

Mặc dù dựa vào chuyển động để ghi nhớ nhưng ở nhóm Kinesthetic Learners chuyển động này thuộc dạng tự vận động chứ không phải qua video hay phim ảnh. Tức là người học sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn khi đứng lên đi lòng vòng, sử dụng body language hay vừa tập thể dục kết hợp với nghe để học.

Kinesthetic Learners – ghi thông tin vào não nhờ vận động

Nếu bạn sở hữu những đặc điểm dưới đây thì có lẽ bạn thuộc nhóm Kinesthetic Learners:

VAK_KINESTHETIC LEARNERS - Vận động để ghi nhớ
VAK_KINESTHETIC LEARNERS – Vận động để ghi nhớ

Tối ưu việc học bằng phương pháp Kinesthetic Learners cho tuýp người mê vận động 

Vậy đâu là chiến lược học tập tối ưu cho nhóm Kinesthetic Learners? Bạn có thể áp dụng những cách sau:

Áp dụng cả 3 phương pháp trong VAK, tại sao không?

VAK bao gồm 3 phương pháp học Visual – Auditory – Kinesthetic nhưng trên thực tế 3 phương pháp này không tách biệt hoàn toàn mà ngược lại được kết hợp một cách ngẫu nhiên.

Lấy ví dụ từ tình huống đầu bài viết: Học bài vừa đọc lớn tiếng, vừa đi lòng vòng – đó là sự pha trộn giữa A và K. Tức là nếu bạn có xu hướng phải đọc nhẩm thành tiếng để học thuộc thì khi cầm sách trên tay chân bạn sẽ vô thức bước đi, cứ như vậy âm thanh kết hợp với vận động giúp não bộ ghi nhớ nhanh hơn. 

Nói như vậy không có nghĩa bất kỳ ai cũng sẽ “tự nhiên” kết hợp hoặc sử dụng độc lập từng phương pháp trong VAK một cách hiệu quả được. Đơn giản vì mỗi người sẽ có các loại TRÍ THÔNG MINH khác nhau, từ đó thích hợp với các phương pháp học khác nhau. Như trong cùng một bài toán chỉ cho ra một đáp án duy nhất, nhưng bạn nghe thầy A giảng rất nhiều lần đều không hiểu, qua cô B giảng lại hiểu. Khi đó có nghĩa là bạn phù hợp với cách diễn giải của cô B. 

Kết hợp 3 phương pháp trong VAK
Kết hợp 3 phương pháp trong VAK

“Đọc vị” bản thân để sử dụng VAK hiệu quả!

Như đã nói ở trên mỗi người sẽ phù hợp với một phương pháp học khác nhau. Để kiểm tra được độ “khớp” của bản thân có lẽ bạn phải THỬ rất nhiều lần và CHỜ để xem kết quả. Tuy nhiên ngay khi bạn đã bỏ thời gian – công sức ra làm “thí nghiệm” thì bạn vẫn sẽ luôn cảm thấy ngờ ngợ, cảm giác mình giống chỗ này một chút, hợp chỗ kia một ít. Và rồi bạn cũng không hề chắc chắn nếu chọn phát triển theo một hướng nhất định mình sẽ thành công!

Vậy làm sao để xác định bản thân “hợp phong thủy” với “món” nào? Bài viết gợi ý một thuật ngữ khoa học mang tên SINH TRẮC VÂN TAY – chìa khóa giúp bạn hiểu rõ bản thân trước khi tìm đến bất kỳ phương pháp cải thiện việc học nào chứ không riêng gì VAK. 

Sử dụng sinh trắc vân tay để khám phá bản thân trước khi áp dụng VAK để có hiệu quả tốt nhất
Sử dụng sinh trắc vân tay để khám phá bản thân trước khi áp dụng VAK để có hiệu quả tốt nhất

Nếu bạn vẫn chưa biết sinh trắc vân tay là gì, đọc tiếp TẠI ĐÂY để tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định tiếp theo nhé. Hãy nhớ rằng: “Không có phương pháp tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp – Hiểu mình, tin mình để tiến tới!”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *